Tiếp cận được nguồn vốn nước ngoài là một lợi thế lớn của các công ty chứng khoán nội.

Tiếp cận được nguồn vốn nước ngoài là một lợi thế lớn của các công ty chứng khoán nội.

Chứng khoán nội tăng vay vốn ngoại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thay vì huy động vốn trong nước, một số công ty chứng khoán đã tìm đến vốn ngoại và được các tổ chức tài chính nước ngoài cho vay tín chấp hàng trăm triệu USD.

Công ty Chứng khoán VNDIRECT vừa nhận khoản vay hợp vốn kỳ hạn 1 năm từ nhóm các ngân hàng nước ngoài với tổng giá trị 100 triệu USD, nhằm phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động.

Thu xếp vốn cho VNDIRECT là Maybank Kim Eng Securities Pte. Ltd Singapore, bắt đầu đàm phán từ cuối tháng 5/2021 với giá trị cam kết ban đầu 50 triệu USD kèm quyền chọn gia tăng lên đến 50 triệu USD.

Thương vụ sau đó thu hút sự tham gia của 11 ngân hàng nước ngoài đến từ thị trường Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore, với quy mô cam kết cho vay 100 triệu USD.

Ông Nguyễn Vũ Long, Phó tổng giám đốc VNDIRECT cho biết, sau gần 15 năm hoạt động, Công ty đã có sự đồng hành của nhiều ngân hàng uy tín trong nước, với quan hệ hợp tác cùng 22 đối tác và tổng quy mô hạn mức tín dụng 27.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn vay trong nước có một số hạn chế như quy định của Ngân hàng Nhà nước kiểm soát trần tăng trưởng tín dụng, giới hạn mục đích cho vay của các ngân hàng.

Dòng vốn từ các thị trường nước ngoài như Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc có quy mô dồi dào, giá vốn cạnh tranh và rất quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, nguồn vốn vay từ nước ngoài không vướng những hạn chế này, thêm vào đó, dòng vốn từ các thị trường phát triển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc có quy mô dồi dào, giá vốn cạnh tranh và rất quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Trước đó, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities) đã ký hợp đồng vay hợp vốn trị giá 90 triệu USD với nhóm 4 ngân hàng hàng đầu Đài Loan là Union Bank of Taiwan, Taichung Commercial Bank - Labuan Branch, Taishin International Bank và Huanan Commercial Bank, trong đó, Union Bank of Taiwan là đơn vị thu xếp và đầu mối khoản vay 30 triệu USD.

Bà Hồ Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities) chia sẻ, tiếp cận được nguồn vốn nước ngoài là một lợi thế lớn của Công ty trong bối cảnh các công ty chứng khoán ngoại đang đổ bộ ngày một nhiều vào Việt Nam với nguồn vốn giá rẻ dồi dào.

Điều này giúp VietinBank Securities có thêm nguồn lực tài chính để tăng năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.

Huy động vốn ngoại phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe, nhưng việc mở rộng các hạn mức vay nước ngoài sẽ giúp Công ty có thêm cơ sở để triển khai các mảng kinh doanh hiệu quả hơn nhờ tận dụng được nguồn vốn lớn với chi phí hợp lý.

Một công ty chứng khoán khác là Chứng khoán SSI đã thực hiện thành công việc vay vốn ngoại trong tháng 7/2021 với hạn mức 100 triệu USD. Đây là khoản vay vốn tín chấp từ nhóm các ngân hàng hàng đầu Đài Loan, đứng đầu thu xếp và đầu mối khoản vay là Union Bank of Taiwan và Taipei Fubon Commercial Bank Co., Ltd (Fubon).

Được biết, cuối năm 2020, SSI đã huy động được 85 triệu USD tín chấp từ nhóm các ngân hàng nước ngoài, đứng đầu là Union Bank of Taiwan.

Việc các công ty chứng khoán được các tổ chức tài chính nước ngoài cho vay tín chấp với giá trị lớn cho thấy uy tín của thị trường vốn Việt Nam nói chung và ngành chứng khoán Việt Nam nói riêng.

Thực tế, huy động vốn ngoại là một trong những mục tiêu của nhiều doanh nghiệp nội, nhưng không dễ thực hiện.

Theo ông Nguyễn Vũ Long, việc này đòi hỏi sự minh bạch trong quản trị, sự rõ ràng và chuyên nghiệp trong năng lực kinh doanh.

Để hiện thực hóa được một khoản vay lớn với các tổ chức tín dụng nước ngoài là cả quá trình đòi hỏi kỷ luật và sự cam kết trong triển khai của doanh nghiệp từ việc cung cấp thông tin pháp lý, thông tin tài chính, thuyết trình về định hướng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị cũng như việc thương thảo, đàm phán điều kiện, điều khoản cấu trúc khoản vay.

Tin bài liên quan