Việc những người tham gia thị trường từ chối công nhận thị trường chứng khoán sẽ giảm giá là thực tế đặc trưng của thị trường chứng khoán khi đã tăng trong ít nhất 12 tháng và chỉ riêng trong năm 2021 đã có 4 đợt bán tháo lớn, giống như khi chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 3% kể từ hôm 15/7 đến nay.
Liệu sự tận tâm của các nhà đầu tư cá nhân có đủ để lật ngược tình thế một lần nữa hay không chính là câu hỏi lớn nhất trên thị trường lúc này.
Dan Egan, Giám đốc quản lý tài chính hành vi và đầu tư của công ty tư vấn Betterment cho biết: “Có rất nhiều người rất trẻ đang trong giai đoạn tích lũy, và các nhà đầu tư trẻ tuổi đã sử dụng việc bán tháo như cơ hội mua. Nếu họ có bất kỳ khoản tiền mặt dư thừa nào, họ sẽ sử dụng nó để mua vào”.
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, có 4 lần khác trong năm nay mà chỉ số S&P 500 đã đóng cửa dưới mức cao nhất lịch sử 3% và mỗi lần đều tăng trở lại mức kỷ lục. Điều đó cho thấy động lực mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân đã tiếp tục thúc đẩy sóng tăng.
Biến động của chỉ số S&P 500 trong các giai đoạn giảm điểm |
“Những người bắt đáy đã mua vào rất nhanh và đó là một trong những lý do khiến thị trường chưa có sự điều chỉnh hoàn toàn 10% và thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ lặp lại chỉ vì lý do đó”, Randy Frederick, Giám đốc điều hành giao dịch và phái sinh của Charles Schwab Corp cho biết.
Liệu đây sẽ là đợt bán tháo mạnh?
Gina Martin Adams, chiến lược gia cổ phiếu của Bloomberg cho biết sự sụt giảm lớn ở các công ty nhỏ và công ty vận tải là điềm báo đặc biệt tồi tệ. “Các chỉ số hàng đầu ngụ ý sự sụt giảm về giá cổ phiếu vẫn có nhiều khả năng xảy ra trong thời gian tới”, bà viết trong một ghi chú.
Tuy nhiên, đã là thời gian khá dài mà không có bất cứ điều gì có thể làm rung chuyển thần kinh của các nhà đầu tư cá nhân - những người đã thúc đẩy sóng tăng của thị trường sau đại dịch.
Các quỹ ETF đã thu hút nhiều tiền hơn trong 7 tháng với 486 tỷ USD được thêm vào cho đến nay vào năm 2021 so với bất kỳ năm nào được ghi nhận trong lịch sử, dòng tiền sẽ sớm vượt qua kỷ lục cả năm 497 tỷ USD của năm ngoái. Chỉ trong tháng 7, các quỹ ETF cổ phiếu đã thu hút về hơn 15 tỷ USD.
Bên cạnh đó, vẫn có một số tín hiệu tích cực khác cho thị trường. Chỉ số đo lường nỗi sợ hãi VIX đang giao dịch trên mức 140, với mức này ở 3 thời điểm khác kể từ tháng 10/2020 đều trở thành cơ hội mua vào.
Đối với nhiều chiến lược gia, sự điều chỉnh của thị trường hiện tại là một điểm sáng trước khi giao dịch theo kỳ vọng lạm phát trở lại một lần nữa. Điều đó có nghĩa là các cổ phiếu nhạy cảm với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế sẽ bắt đầu quay trở lại, với các cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu giá trị sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Mark Haefele, Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management trong lá thư hàng tháng gửi cho khách hàng vào tuần trước đã viết rằng: Những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thắt chặt sớm hoặc sự lan rộng của biến thể delta làm trật bánh phục hồi là “quá trớn”. Người tiêu dùng có bảng cân đối kế toán mạnh mẽ và nhu cầu của các doanh nghiệp để xây dựng lại hàng tồn kho và vốn đầu tư có thể duy trì động lực kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Marko Kolanovic, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan cũng nằm trong số những người kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi và cho rằng điều đó có thể xảy ra khi những lo ngại về biến thể delta giảm xuống và những bất ngờ về lạm phát vẫn còn.
Michael Purves, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tại Tallbacken hôm 19/7 đã nâng mục tiêu cuối năm của mình cho chỉ số S&P 500 lên 4.800 điểm từ 4.250 điểm , ngụ ý mức tăng khoảng 13% so với mức hiện tại.
“Chúng tôi cho rằng sự kết hợp giữa lãi suất thấp và ổn định với quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ sẽ hỗ trợ phần bù rủi ro cho cổ phiếu ở mức 4.800 điểm vào cuối năm. Mặc dù chúng ta đang trải qua tăng trưởng lợi nhuận đỉnh cao, nhưng câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận cho đến năm 2022 sẽ tiếp tục mạnh mẽ. Hơn nữa, chúng tôi tìm thấy rất ít bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là lý do để bán tháo trên thị trường”, Michael Purves nói.