Chọn ngành đầu tư thời gian khó

Chọn ngành đầu tư thời gian khó

(ĐTCK-online) Trong khi chính sách tiền tệ dự kiến tiếp tục đi theo hướng thắt chặt trong thời gian tới, thì sức ép của lãi suất cao lên doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề "nóng". Với việc lãi suất đứng ở mức cao trong quý II, nhiều khả năng sẽ có những doanh nghiệp không chịu nổi áp lực này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số ngành như phân phối bán buôn, thép và phân phối xăng dầu và khí đốt thông thường hiện mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp. Khi doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn vay để kinh doanh thì mức lãi suất cho vay cao như hiện nay sẽ càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận này (xem Bảng 1). Chúng tôi cũng thống kê danh sách các ngành có tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu cao - những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của lãi suất cho vay cao hiện nay (xem Bảng 2). Song cũng cần lưu ý, một số ngành như vận tải hàng rời, điện, xi măng và thiết bị dầu khí tuy có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao nhưng chủ yếu là nợ dài hạn bằng USD, vì vậy rủi ro lớn nhất của các doanh nghiệp này là VND giảm giá, chứ không phải lãi suất VND cao.

Hiện tại, tổng cầu đã vào xu thế giảm. Tổng doanh thu bán lẻ có dấu hiệu đáng lo ngại với tác động của lạm phát, khi trong tháng 5, mức tăng trưởng chỉ là 0,68%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì doanh thu bán lẻ chỉ tăng 6,4% kể từ đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tương ứng của năm 2010 là 16,7%. Bên cạnh lạm phát đi đôi với chính sách tiền tệ thắt chặt, ảnh hưởng lên tổng cầu còn có thể đến từ khả năng cắt giảm đầu tư công, bắt đầu có tác động từ quý III. Trong bối cảnh như vậy, các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp và vay nợ cao sẽ là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. (Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành này có thể có phục hồi mạnh đầu tiên khi lãi suất giảm xuống mức chấp nhận được).

 

Bảng 1: Những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp (dữ liệu 4 quý gần nhất của các công ty niêm yết)

Ngành

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận HĐKD

Lợi nhuận ròng

Nợ/vốn CSH

Vận tải đường thủy

14,41%

0,89%

2,04%

2,50%

Phân phối hàng chuyên dụng

7,83%

2,11%

1,96%

2,06%

Sản xuất ô tô

8,93%

2,24%

2,43%

1,64%

Phân phối thực phẩm

5,52%

4,04%

3,30%

2,47%

Khai thác than

15,50%

4,21%

3,54%

4,28%

Bán lẻ phức hợp

12,97%

5,74%

4,53%

1,09%

Lâm sản và chế biến gỗ

12,70%

6,63%

5,77%

2,40%

Sách và sản phẩm văn hoá

21,08%

7,80%

6,63%

0,73%

Sản xuất giấy

17,12%

8,07%

7,31%

1,12%

Thép và sản phẩm thép

15,21%

8,24%

7,40%

1,56%

Môi giới chứng khoán

19,28%

8,51%

1,56%

1,17%

Containers & đóng gói

16,97%

8,64%

7,48%

1,01%

Phân phối xăng dầu và khí đốt

14,47%

9,43%

7,39%

1,40%

Phần mềm

11,40%

4,55%

4,07%

1,68%

 

Bảng 2: Những ngành có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao (dữ liệu 4 quý của các công ty niêm yết)

Ngành

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận HĐKD

Lợi nhuận ròng

Nợ/vốn CSH

Khai thác than

15,50%

4,21%

3,54%

4,28%

Xây dựng

21,30%

26,12%

23,17%

3,77%

Vận tải đường thủy

14,41%

0,89%

2,04%

2,50%

Phân phối thực phẩm

5,52%

4,04%

3,30%

2,47%

Lâm sản và chế biến gỗ

12,70%

6,63%

5,77%

2,40%

Dịch vụ & thiết bị dầu khí

17,92%

11,17%

10,71%

2,40%

Phân phối hàng chuyên dụng

7,83%

2,11%

1,96%

2,06%

Sản xuất ô tô

8,93%

2,24%

2,43%

1,64%

Bất động sản

56,84%

62,96%

52,39%

1,63%

Thép và sản phẩm thép

15,21%

8,24%

7,40%

1,56%

Phân phối xăng dầu & khí đốt

14,47%

9,43%

7,39%

1,40%

Môi giới chứng khoáng

19,28%

8,51%

1,56%

1,17%

Sản xuất giấy

17,12%

8,07%

7,31%

1,12%

Bán lẻ phức hợp

12,97%

5,74%

4,53%

1,09%

Sản xuất và phân phối điện

36,60%

55,04%

54,20%

1,03%

Containers & đóng gói

16,97%

8,64%

7,48%

1,01%

Dược phẩm

40,25%

18,49%

15,73%

1,01%

 

Trong bối cảnh này, chúng tôi cho rằng, các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghệ, cao su và dầu khí sẽ là những ngành ít bị ảnh hưởng hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào công ty nào cần xem xét thêm các tiêu chí khác với những khó khăn chung về vĩ mô như hiện nay. Với đích đầu tư cho 6 - 12 tháng tới, một số tiêu chí có thể xem xét để lựa chọn đầu tư theo quan điểm của chúng tôi bao gồm:

(1) Công ty có yếu tố cơ bản vững, quản trị tốt, không chịu nhiều áp lực nợ và có vị thế cạnh tranh tốt trong ngành, giúp đảm bảo tăng trưởng ổn định trong 2011 và có cơ hội tăng trưởng mạnh vào năm 2012.

(2) Công ty cam kết và có khả năng thực hiện cam kết trả cổ tức cao trong vòng 6 - 12 tháng tới (tỷ lệ cổ tức cao hơn là lãi suất tiền gửi hiện nay) và tình hình kinh doanh vẫn ổn định trong bối cảnh khó khăn của năm 2011, ví dụ như HVG và SBT.

(3) Cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch ở mức PE rất thấp, trong khi triển vọng tăng trưởng vẫn tốt trong năm 2011 và 2012.