Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần sớm được thực thi

Nếu không được hỗ trợ kịp thời, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.
Với khả năng cải thiện hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa thể nói trước, việc chậm nộp các khoản thuế, phí sẽ giúp doanh nghiệp trang trải những khoản chi cấp bách hơn.

Với khả năng cải thiện hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa thể nói trước, việc chậm nộp các khoản thuế, phí sẽ giúp doanh nghiệp trang trải những khoản chi cấp bách hơn.

Không hỗ trợ nhanh, doanh nghiệp phá sản

Đánh giá cao ngành điện đã giảm 10% giá điện trong 3 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với khó khăn về dòng tiền, các doanh nghiệp dệt may đang đề nghị được kéo dài thời hạn trả tiền điện.

“Ngành điện đang thu tiền điện 3 kỳ/tháng, nhưng trong điều kiện hết sức khó khăn hiện nay, doanh nghiệp muốn 3 tháng thu một lần. Đây là sự hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại”, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ông Lê Tiến Trường đề xuất.

Đại diện Vitas cho biết, giai đoạn II của dịch Covid-19 (từ ngày 11/3 tới nay) đã giáng một đòn mạnh lên ngành dệt may, làm cắt giảm đột ngột nguồn cầu dệt may, khi các nhãn hàng lớn đều có động thái dừng, cắt hoặc giảm các đơn hàng và đóng cửa hệ thống trong tháng 3 và 4, thậm chí đến hết tháng 6/2020. Điều này tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, làm giảm ngay việc làm của người lao động.

Theo ông Trường, với hơn 6.000 doanh nghiệp, gần 5 triệu lao động, hầu như 100% doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng, tùy vào quy mô, mức độ và đặc thù mặt hàng. Trong đó, các doanh nghiệp dệt may làm hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nhất, với 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và tháng 5.

“Ảnh hưởng về tài chính với ngành dệt may tính đến tháng 6/2020 có thể lên tới 12.000 tỷ đồng”, Vitas tính toán.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas nhận định, nếu không được hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ bị phá sản, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều mong mỏi lúc này của cộng đồng doanh nghiệp là các khoản hỗ trợ kịp thời để trang trải những khoản tồn đọng.

Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh, như dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn phí và cho vay để trả lương tối thiểu cho người lao động bị nghỉ việc. Đối với các doanh nghiệp đông lao động như ngành dệt may thì đây là gói hỗ trợ hết sức cấp bách, cần thiết và quan trọng, vì hiện là lúc doanh nghiệp không có nguồn tiền về để thanh toán các khoản chi ở trong nước.

Ông Trường lo ngại, nếu không có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến cơ sở, thì việc tiếp tục thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, công đoàn phí vẫn diễn ra ở các địa phương. Các vấn đề về lao động và tiền lương đang rất nóng với các doanh nghiệp dệt may, vì vậy, chính sách hỗ trợ của Chính phủ cần được nhanh chóng đưa vào thực hiện để gỡ khó cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp 3 năm chưa được hoàn thuế

Không chỉ mong mỏi khoản hỗ trợ sớm đến tay, nhiều doanh nghiệp dệt may còn kêu bị nợ khoản hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Một doanh nghiệp tại Bình Dương cho hay, dự án đầu tư mở rộng của họ đã 3 năm nay chưa được hoàn thuế VAT. Doanh nghiệp này đề nghị cơ quan chức năng khẩn trương hoàn khoản thuế trên, đồng thời kiến nghị bỏ quy định nộp thuế VAT đối với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn thuế sau.

Với hơn 6.000 doanh nghiệp, gần 5 triệu lao động, hầu như 100% doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng, tùy vào quy mô, mức độ và đặc thù mặt hàng.   

Cũng liên quan vấn đề thuế, các hiệp hội ngành hàng lớn như dệt may, da giày, thủy sản tiếp tục đề nghị cho phép chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 đến hết năm 2020 và không tính lãi chậm nộp, hoãn thuế VAT cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và cũng không tính lãi nộp chậm.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) phân tích, đặc thù của ngành da giày là số lượng doanh nghiệp FDI lớn, quyết định gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của việc nhà nhập khẩu cắt giảm đơn đặt hàng. Trong tháng 5- 6 tới, cam kết nhận hàng, tổ chức sản xuất của các khách hàng đều chưa rõ ràng, nên số lao động gặp khó khăn trong tháng 5 có thể trên 50%.

Với khả năng cải thiện hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa thể nói trước, việc chậm nộp các khoản thuế, phí sẽ giúp doanh nghiệp trang trải những khoản chi cấp bách hơn.

Bà Xuân mong muốn, các quyết định của Chính phủ được triển khai thật nhanh ở các địa phương, để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề cốt tử của doanh nghiệp là phải có tiền để chi trả lương cho người lao động, dù là ở mức tối thiểu, để ngay khi dịch được khống chế, doanh nghiệp còn có đủ nhân lực bắt tay vào sản xuất.

Tin bài liên quan