Ðã 5 năm qua, chiến lược lấy “Khách hàng là trọng tâm” mà Techcombank dẫn dắt đã dần trở nên quen thuộc trên thị trường, khi nhiều ngân hàng thương mại khác cũng bắt đầu đi theo hướng đó. Nhưng, Techcombank
vẫn tiếp tục thành công và vượt trội bởi nỗ lực không ngừng nghỉ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt với những đầu tư lớn cho nền tảng thanh toán số tiện ích - nhanh chóng - bảo mật và hoàn toàn miễn phí.
Ðây chính là công cụ thanh toán rất hiệu quả trong giai đoạn cả nước chung tay phòng chống Covid-19, khi giúp khách hàng thực hiện giao dịch từ xa mà không cần đến chi nhánh.
Zero Fee miễn phí, hoàn hơn 300 tỷ đồng từ “Debit Cashback 1%”
Một trong những hoạt động đem lại giá trị cho khách hàng nằm trong kế hoạch triển khai chiến lược lấy “Khách hàng là trọng tâm” chính là đầu tư, nầng tầm nền tảng số của ngân hàng điện tử.
Một loạt các chính sách chưa từng có của Techcombank dựa trên nền tảng số đã tạo ấn tượng mạnh và gây bất ngờ, bởi trước đó chưa từng có ngân hàng thương mại nào “dám” hy sinh nguồn phí lớn trong giao dịch cho khách hàng của mình.
Như chương trình Zero Fee, miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch trực tuyến bắt đầu từ khách hàng cá nhân vào tháng 9/2016, rồi mở rộng sang khách hàng doanh nghiệp từ tháng 8/2018 đến nay đã giúp hàng triệu khách hàng tiết kiệm được phí giao dịch.
Từ tháng 8/2018, chương trình hoàn tiền Debit Cashback 1% không giới hạn cho tất cả giao dịch của khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ của Techcombank… đã được Ngân hàng triển khai rộng rãi trên tất cả các phân khúc khách hàng.
Theo Giám đốc Khối Tài chính Kế hoạch Techcombank, ông Trịnh Bằng, chiến lược cốt lõi của Ngân hàng là lấy “Khách hàng là trọng tâm”, nên yếu tố quan trọng nhất là Ngân hàng phải phải biết khách hàng cần cái gì, để đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng.
“Ðó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra chương trình Zero Fee, cũng như hoàn tiền Debit Cashback 1%”, ông Bằng nói và cho biết, sau một năm rưỡi triển khai, Techcombank đã hoàn lại cho khách hàng hơn 300 tỷ đồng qua chương trình Debit Cashback 1%.
Nền tảng ngân hàng điện tử không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm tiền và thời gian, trong thời điểm bị ảnh hưởng dịch cúm Covid-19, với định hướng của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước về hạn chế di chuyển, các kênh giao dịch điện tử nền tảng số của Techcombank đã đóng vai trò hiệu quả, khi khách hàng còn được đảm bảo an toàn sức khỏe, tiết kiệm thời gian khi không cần phải di chuyển tới ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán cần thiết cho cuộc sống, hay thậm chí là vay mua nhà.
Sau một quá trình, cách làm trên của Techcombank đã tạo hiệu ứng lan tỏa trên thị trường. Năm 2019 đã có thêm một số ngân hàng thương mại đi theo hướng miễn phí giao dịch và đặc biệt chủ trương này ngày càng được Ngân hàng Nhà nước khuyến khích để tạo các giá trị tối đa cho người dân/doanh nghiệp.
Ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc điều hành Techcombank chia sẻ: “Ở đây, chúng tôi không ngại và không xem là cạnh tranh, mà tự hào khi cách làm của mình mở rộng được giá trị, góp phần tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội nói chung”.
Trao đi rồi sẽ nhận về - niềm tin và sự gắn bó
Từ năm 2016, khi chiến lược lấy “Khách hàng là trọng tâm” được triển khai mạnh mẽ và toàn diện,lượng khách hàng cá nhân tại Techcombank gia tăng nhanh chóng với quy mô giao dịch gia tăng hàng chục lần qua từng năm.
“Có lẽ chúng tôi không quá câu nệ hình ảnh bóng bẩy về sản phẩm dịch vụ. Techcombank tập trung hơn ở sự chuẩn bị kỹ càng, đầu tư trước về hạ tầng, công nghệ và tiện ích, để luôn đảm bảo gia tăng giá trị trải nghiệm và hài lòng của khách hàng trong sự bùng nổ đó.
Có thể thấy, trong mùa cao điểm, giao dịch của khách hàng Techcombank vẫn thông suốt, nhanh chóng, an toàn và tin cậy. Ðiều đó không dễ dàng. Và trong ba năm qua, chúng tôi đã đầu tư không dưới 100 triệu USD cho hệ thống công nghệ để đáp ứng”, ông Ðỗ Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Techcombank cho biết.
Dữ liệu thống kê cho thấy, liên tiếp 5 năm qua, Techcombank đã thành công trong việc xây dựng được một nền tảng khách hàng lớn, đồng hành và gắn bó.
Ông Ðặng Công Hoàn, Phó giám đốc Khối Dịch vụ bán lẻ và Ngân hàng Tài chính cá nhân cho biết, năm 2019, Techcombank đã có 2,5 triệu khách hàng cá nhân hoạt động, trong đó 80% sử dụng các kênh giao dịch điện tử, trong khi con số này vào năm 2016 chỉ 24%, con số cho thấy sự hưởng ứng rất cao của khách hàng đối với thanh toán điện tử của Techcombank.
Số lượng giao dịch của Techcombank trong năm 2019 cũng đã đạt tới 184 triệu giao dịch trên tất cả các khách hàng cá nhân, tăng ba lần so với năm 2018, tăng 20 lần so với năm 2016 khi mà chương trình Zero Fee bắt đầu.
Nền tảng khách hàng không ngừng mở rộng giúp Techcombank trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), duy trì trên 30% những năm gần đây và hiện đã đạt trên 34% - một nguồn lực góp phần bình ổn lãi suất cho vay.
Nền tảng này cũng là thế mạnh để Techcombank dẫn đầu ở các phân khúc bán lẻ trên thị trường như cho vay mua nhà, doanh số thanh toán thẻ tín dụng Visa, phân phối sản phẩm bảo hiểm…
Năm 2019, Techcombank triển khai dự án mới: “Quy trình vay mua nhà trên công nghệ M+” ra đời, rút ngắn tối đa thời gian, giảm thiểu nhiều chi phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch.
Chương trình này hướng tới số hóa quy trình vay mua nhà ở của khách hàng cá nhân. Thay vì nhiều lần phải trực tiếp tới ngân hàng, chuẩn bị, bổ sung và hoàn tất thủ tục, cần nhiều thời gian tìm hiểu và tư vấn…, họ chỉ cần những thao tác hoàn toàn trên thiết bị điện tử cá nhân.
Năm 2020, với những nỗ lực được cụ thể hóa như ZeroFee, Debit Cashback, Dự án M+… nói trên để không ngừng nâng cao giá trị trải nghiệm và gia tăng lợi ích cho khách hàng, Techcombank hứa hẹn sẽ tiếp tục thành công trong xây dựng nền tảng riêng có, đặc biệt ở sự đồng hành, gắn bó và niềm tin của khách hàng.
Ðó là một trong nhiều điển hình về cách làm, nỗ lực tạo khác biệt của Techcombank trong chiến lược lấy “Khách hàng là trọng tâm” xuyên suốt 5 năm qua để khách hàng hạnh phúc, thành công và luôn được đảm bảo tài chính an toàn.
Giá trị này càng trở nên nổi bật trong bối cảnh nền kinh tế năm nay khởi đầu không thuận lợi bởi tác động của dịch Covid-19.