Ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia Trưởng trong lĩnh vực tài chính của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia Trưởng trong lĩnh vực tài chính của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam đang ở mức rất thấp

(ĐTCK) Chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam xếp thứ 112/176 trên toàn thế  giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á.

Đó là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo quốc tế “Giáo dục tài chính trong bối cảnh đẩy mạnh phổ cập tài chính ở Việt Nam” do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB-VNU), Mạng lưới tăng cường hiểu biết tài chính cho Việt Nam (Vietnam Financial Literacy Network) phối hợp với Viện Kế toán Công chứng Anh quốc và Xứ Wales (ICAEW) tổ chức ngày 23/3 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia trưởng trong lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu và thông lệ quốc tế nhằm rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Nhấn mạnh các bài học gợi ý cho Việt Nam bao gồm tăng cường yếu tố địa phương, tính gần gũi về mặt văn hóa cũng như điều kiện tài chính của người dân được hướng tới.

Còn theo PGS-TS. Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo dục tài chính được coi là một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phổ cập tài chính tại nhiều quốc gia.

Việt Nam cũng là một trong 25 quốc gia mà WB và một nhóm các đối tác ưu tiên tập trung cho các nỗ lực về phổ cập tài chính trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính (UFA) đến năm 2020 với mục tiêu sẽ giúp cho 2 tỷ người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức.

“Hiện nay, chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28, xếp thứ 112/176 trên toàn thế  giới và đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á. Những hạn chế về hiểu biết tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ”, PGS Lê cho biết.

Chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam đang ở mức rất thấp ảnh 1

 TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo.

Cũng theo ông Lê, hiện tại, Việt Nam cũng đã có một số ngân hàng và công ty đang triển khai những chương trình về phổ biến kiến thức tài chính hướng tới nhiều đối tượng người học khác nhau từ học sinh các cấp cho tới người tiêu dùng trưởng thành. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động giáo dục tài chính hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách thống nhất theo một chiến lược quốc gia cũng như chưa được thực hiện theo một lộ trình dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng. 

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế Trưởng BIDV, kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV thông tin: “Có một số chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam do Quỹ City, HSBC, Visa, Sacombank… tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, NHNN hiện đang xây dựng một chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính với trọng tâm là các thế hệ trẻ. Đặc biệt, từ 9/2017, VTV và NHNN đã phát sóng chương trình giáo dục tài chính cho trẻ em (qua game shows), nhưng thời lượng không được dài".

Tin bài liên quan