Cần “giải pháp” đột phá trong dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐTCK) Muốn giáo dục Việt Nam chủ động hội nhập và tiếp cận các nền giáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới, nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh phải được xác định là yếu tố tiên quyết và cần được chú trọng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Nhìn lại thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong những năm qua, việc áp dụng giáo trình dạy tiếng Anh trong các cấp học không đem lại hiệu quả cao như kỳ vọng.

Tiếng Anh được coi như một trong những bộ môn bắt buộc tại các trường học, tuy nhiên với phương pháp dạy truyền thống tập trung chính vào học ngữ pháp và từ vựng theo lối ”học thuộc” dẫn đến tình trạng kỹ năng sử dụng tiếng Anh của học sinh gồm nghe, nói, đọc, viết đều bị hạn chế.

Môi trường ứng dụng tiếng Anh gần như không có, tính tương tác giữa người dạy và người học không thường xuyên khiến phần lớn học sinh Việt Nam trở nên bị động và thiếu tự tin khi giao tiếp.

Mặt khác, việc nâng cao chất và lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới chương trình học cũng như cách thức thi cử chỉ tập trung vào “đọc và viết” cũng là các vấn đề nan giải, đặt ra nhiều thách thức đối với hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam.

Vì vậy, nếu không đầu tư một cách bài bản cho môn học “mở khoá” thời hội nhập này thì rất khó để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra tiếng Anh cho học sinh - sinh viên.

 Cần “giải pháp” đột phá trong dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam ảnh 1

 Đào tạo tiếng Anh đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục Việt Nam

Rõ ràng, cùng với sự tiến bộ của xã hội, các bậc phụ huynh ngày càng nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục tiếng Anh trong đời sống, sẵn sàng đầu tư cho con em mình học tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ bởi môn học này có một điểm đặc biệt là tất cả các người học đều ở cùng một điểm xuất phát.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh việc phải đặt mục tiêu coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng mẹ đẻ, chứ không đơn thuần là một ngoại ngữ thì mới có thể đào tạo ra thế hệ học sinh thành thạo trong các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.

“Có cầu ắt có cung”, nhu cầu của thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân bắt tay xã hội hoá giáo dục tiếng Anh. Các trung tâm ngoại ngữ mọc ra như “nấm sau mưa” với nhiều loại khoá học, chứng chỉ. Tuy nhiên, nổi bật trong các hệ thống trung tâm ngoại ngữ phải kể đến Apax English - một dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (IBC – UPCoM) đầu tư với 45 trung tâm và gần 30.000 học viên tính đến thời điểm hiện tại.

Thuộc thế hệ trung tâm mới phát triển trong vòng hơn 2 năm gần đây nhưng Apax English đã trở thành cái tên khá quen thuộc với các phụ huynh, học sinh khi có nhu cầu tìm hiểu học tiếng Anh. Lý do hệ thống trung tâm này có sức hút lớn như vậy bởi phương pháp học ở đây hoàn toàn khác biệt với phương pháp học truyền thống hay các trung tâm luyện thi chứng chỉ thông thường. 

 Cần “giải pháp” đột phá trong dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam ảnh 2

Apax English được nhiều phụ huynh, học sinh ủng hộ 

Chuỗi trung tâm Apax English với hệ thống đào tạo trên nền tảng công nghệ, mang tính thực hành và ứng dụng cao, trong đó tập trụng rèn luyện các kĩ năng cũng như tư duy của học sinh. Mặt khác, việc sử dụng 100% giáo viên bản xứ cũng tạo được một môi trường học “tây” hơn, giúp trẻ chủ động sử dụng tiếng Anh như tiếng “mẹ đẻ”.

Apax English là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn giáo dục Egroup tại Việt Nam và  Chungdahm Learning - một trong các Tập đoàn giáo dục lớn nhất tại Hàn Quốc nên áp dụng gần như 100% các tiêu chuẩn quốc tế về giảng dạy, đồng thời, cũng đảm bảo được chương trình học phù hợp với trẻ em châu Á.

Trong những năm trở lại đây, việc mở rộng hệ thống chuỗi trung tâm giáo dục tiếng Anh của Apax English đã mang đến những tín hiệu tích cực trong dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam. Hi vọng rằng những “làn gió mới” như Apax English sẽ góp phần quan trọng trong bước tiến của nền giáo dục nước nhà vào cánh cửa hội nhập của giáo dục quốc tế.

Tin bài liên quan