Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51 km) do VEC đầu tư đang phát huy được hiệu quả đầu tư

Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51 km) do VEC đầu tư đang phát huy được hiệu quả đầu tư

Cần 229.826 tỷ đồng để nối thông tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông

Đây là số vốn tối thiểu để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh theo quy mô tối thiểu 4 làn xe với tổng phân đoạn cần tiếp tục đầu tư tiếp tới 1.372 km.     

Theo tờ trình Phê duyệt Chương trình đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 vừa được Bộ GTVT gửi Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, hiện hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã khai thác 171 km, đang đầu tư 299 km và để thông tuyến cần đầu tư 1.372 km.

Như vậy, tính đến hết tháng 9/2016, đã có 4 phân đoạn trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông có tổng chiều dài 171 km được đưa vào khai thác gồm: Pháp Vân - Cầu Giẽ (30 km), Cầu Giẽ - Ninh Bình (50 km), thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (40 km), Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51 km).

Trên tuyến đang triển khai thi công 299 km, gồm: (1) Tuyến La Sơn - Túy Loan, dài 66 km, quy mô 2 làn xe, tổng mức đầu tư (TMĐT) 11.486 tỷ đồng, khởi công tháng 2/2015, hoàn thành tháng 8/2017; (2) Tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, dài 127 km, quy mô 4 làn xe, TMĐT 34.516 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2013, hoàn thành tháng 9/2017; (4) Tuyến Bến Lức - Long Thành, dài 55 km, quy mô 4 làn xe, TMĐT 31.320 tỷ đồng, khởi công tháng 7/2014, hoàn thành năm 2019; (5) Tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, dài 51 km, quy mô 2 làn xe, TMĐT 14.678 tỷ đồng, khởi động tháng 02/2015, hoàn thành năm 2018.

Như vậy, đến hết năm 2020, Bộ GTVT sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác 470 km. Để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (theo quy mô tối thiểu 4 làn xe) cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.372 km.

Chương trình dự kiến phân chia phương án kiến nghị thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án thành phần nêu trên có thể đảm bảo các đoạn tuyến có thể khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí hợp lý (nhỏ hơn 25 năm), cụ thể: 

TT

Danh mục dự án

Chiều dài(km)

Quy mô (m)

TMĐT

(tỷ đồng)

BOT/BT

(tỷ đồng)

Nhà nước tham gia

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

1

Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn

16

24,75

3.800,6

-

3.800,6

100,0

2

Mai Sơn - Quốc lộ 45

63

24,75

15.481,9

9.598,8

5.883,1

38,0

3

Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa)

43

24,75

8.186,8

5.485,1

2.701,7

33,0

4

Nghi Sơn - Diễn Châu (Nghệ An)

50

24,75

10.467,8

5.861,9

4.605,9

44,0

5

Diễn Châu - Bãi Vọt (Hà Tĩnh)

50

17-24,75

15.512,7

5.894,8

9.617,9

62,0

6

Bãi Vọt - Hàm Nghi (Hà Tĩnh)

34

17

6.692,2

3.386,3

3.305,9

49,4

7

Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh)

54

17

8.091,5

5.178,6

2.912,9

36,0

8

Vũng Áng - Bùng (Quảng Bình)

60

17

8.961,7

5.377,0

3.584,7

40,0

9

Bùng - Vạn Ninh (Quảng Bình)

55

17

6.502,4

4.551,7

1.950,7

30,0

10

Vạn Ninh - Cam Lộ (Quảng Trị)

71

17

8.361,9

6.355,0

2.006,9

24,0

11

Cam Lộ - La Sơn (Huế)

102

17

13.334,8

8700,0

4.634,8

34,8

12

La Sơn - Túy Loan (Đà Nẵng)

66

22

2.400,0

-

2.400,0

100,0

13

Quảng Ngãi-Hoài Nhơn (Bình Định)

92

17

15.895,0

9.696,0

6.199,0

39,0

14

Hoài Nhơn - Quy Nhơn (Bình Định)

78

17

13.069,5

8.233,8

4.835,7

37,0

15

Quy Nhơn -Tuy Hòa (Phú Yên)

100

17

17.074,6

10.500,9

6.573,7

38,5

16

Tuy Hòa (Phú Yên) - Nha Trang

115

17

20.116,3

12.472,1

7.644,2

38,0

17

Nha Trang – TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận)

80

17

13.968,8

8.660,7

5.308,1

38,0

18

TP Phan Rang - Tháp Chàm – Bắc Bình (Bình Thuận)

70

17

11.713,4

7.730,8

3.982,6

34,0

19

Bắc Bình (Bình Thuận) - Phan Thiết

76

17

12.846,4

8.311,6

4.534,8

35,3

20

Phan Thiết - Dầu Giây

98

25

17.348,0

10.287,4

7.060,6

40,7


Tổng cộng

1.372


229.826,0

136.282

93.543,5

40,7

Như vậy, với danh mục các dự án thành phần đầu tư nêu trên, giai đoạn tiếp theo, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng tuyến cao tốc trên trục Bắc - Nam phía Đông là 229.826 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà đầu tư huy động ~ 136.282 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,3%; vốn Nhà nước tham gia đầu tư ~ 93.544 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,7%, với dự kiến cơ cấu hỗ trợ của nguồn vốn Nhà nước như sau: Chi phí GPMB khoảng 24.772 tỷ đồng; Chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác khoảng 18.214 tỷ đồng; Chi phí hỗ trợ xây lắp khoảng 34.692 tỷ đồng; Chi phí dự phòng ~ 15.866 tỷ đồng.

Hiện nay, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952.731 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo văn bản trả lời của Bộ KH&ĐT, khả năng cân đối vốn được 116.952 tỷ đồng từ NSNN và khoảng 70.000 tỷ đồng từ nguồn TPCP dự kiến phát hành giai đoạn 2017 - 2020, đáp ứng khoảng 19,6% so với nhu cầu. Do đó, nhiều mục tiêu của ngành GTVT không thực hiện được và không thể cân đối nguồn vốn Nhà nước tham gia đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - TP HCM vào phần vốn ngân sách đã dự kiến bố trí cho Bộ GTVT.

Theo tính toán, các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam có kinh phí đầu tư rất lớn, nếu chỉ thu phí các phương tiện sẽ không thể hoàn vốn đầu tư, để dự án khả thi về mặt tài chính, bắt buộc phải có phần hỗ trợ của Nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khả năng thu hút được các nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án. Vì vậy, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 bao gồm: TPCP, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ngân sách nhà nước tham gia như là phần vốn góp để đầu tư các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hai phương án.

Thứ nhất, sử dụng vốn TPCP và vốn vay ưu đãi nước ngoài là phần vốn Nhà nước tham gia góp vốn đầu tư, trong đó, vốn TPCP hỗ trợ đầu tư đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Túy Loan (Đà Nẵng), tổng kinh phí khoảng 47.405 tỷ đồng và vốn vay ưu đãi nước ngoài tham gia hỗ trợ đầu tư đoạn từ Quảng Ngãi đến Dầu Giây, tổng kinh phí dự kiến 46.139 tỷ đồng. Qua nghiên cứu, phương án này huy động một phần nguồn vốn ưu đãi nước ngoài để tham gia đầu tư nên cơ bản sẽ có lãi suất huy động thấp hơn, thời gian cho vay dài hơn. Tuy nhiên, do trình tự, thủ tục để có thể huy động được nguồn vốn nước ngoài ưu đãi sẽ mất nhiều thời gian và thường kèm theo một số điều kiện vay khác về tư vấn, chỉ định nhà thầu, các yêu cầu về tác động môi trường, GPMB phức tạp nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu về tiến độ triển khai dự án.

Thứ hai, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ sử dụng vốn TPCP trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 để tham gia đầu tư, kinh phí khoảng 93.544 tỷ đồng. Phương án này chủ yếu sử dụng nguồn lực trong nước, thời gian huy động ngắn, lãi suất cao hơn, nhưng thực hiện theo phương án này mới có thể đảm bảo thời gian bố trí nguồn vốn để thực hiện đầu tư dự án. Sau khi phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương án cũng như tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ thực hiện sử dụng nguồn vốn theo phương án 2.

Căn cứ tiến độ xây dựng dự án dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến 2022, Bộ GTVT dự kiến năm 2017 cần 8.458 tỷ đồng từ nguồn vốn Nhà nước, tiếp theo các năm 2018 cần 16.559 tỷ đồng, năm 2019 cần 26.998 tỷ đồng, năm 2020 cần 22.686 tỷ đồng, năm 2021 cần 14.067 tỷ đồng và năm 2022 cần 4.784 tỷ đồng. Như vậy, tổng nhu cầu vốn để đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội - TP.HCM giai đoạn đến năm 2020 cần khoảng 74.692 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2022 cần khoảng 18.851 tỷ đồng.

Với tổng số vốn Nhà nước tham gia đầu tư khoảng 93.534 tỷ đồng, Bộ GTVT đã tính toán và đưa ra phương án dự kiến về cơ cấu hỗ trợ của nguồn vốn Nhà nước, trong đó, chi phí GPMB khoảng 24.772 tỷ đồng; Chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác khoảng 18.214 tỷ đồng; Chi phí hỗ trợ xây lắp khoảng 34.692 tỷ đồng và chi phí dự phòng khoảng 15.866 tỷ đồng.

Tin bài liên quan