Các thông tin tác động đến thị trường chứng khoán tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II bắt đầu và nhà đầu tư chờ xem nó bị tác động như thế nào bởi Covid. Bên cạnh đó là một số thông tin vĩ mô đáng chú ý khác.
Các thông tin tác động đến thị trường chứng khoán tuần này

Wall Street bắt đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quýII

Mùa kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong nhiều năm bắt đầu nhưng thị trường chứng khoán có thể phớt lờ những thông tin liên quan tới lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm miễn là các doanh nghiệp đang cho thấy một số dấu hiệu phục hồi phía trước.

Lợi nhuận các doanh nghiệp trên S&P 500 dự kiến sẽ giảm 44%, đây là quý tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khi S&P 500 giảm 67% trong quý IV/2008, theo dữ liệu từ Refinitiv.

Đây cũng được dự đoán là quý tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đại dịch, cho thấy mức độ thiệt hại về lợi nhuận của doanh nghiệp khi nền kinh tế suy thoái hơn 30%.

Các tập đoàn lớn như JPMorgan, Bank of America, Goldman Sachs và Wells Fargo sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này với mức dự báo lợi nhuận sụt giảm hơn 52%, theo Refinitiv.

“Các doanh nghiệp sắp sửa cho chúng ta thấy quý tồi tệ nhất của họ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, vì rất nhiều công ty đã đưa ra dự báo kết quả kinh doanh nên nhà đầu tư sẽ không hoàn toàn bất ngờ vì điều này. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ xem xét xu hướng của công ty kể từ khi kết thúc quý II. Việc gia tăng các trường hợp Covid-19, triển vọng từ việc quản trị doanh nghiệp và hiệu suất về giá đều có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư và điều đó có thể dẫn đến thị trường hành động khác đi”, Lindsey Bel, chiến lược gia đầu tư tại Ally Invest nói.

“Tôi cho rằng nhà đầu tư hiện tại đang không quan tâm đến các con số. Thay vào đó, họ muốn nghe những gì mà các công ty phát biểu. Lợi nhuận của các công ty công nghệ là yếu tố quan trọng nhất, khi họ cho biết rằng triển vọng của các công ty mình là tuyệt vời, do đó cổ phiếu của chúng tôi xứng đáng ở mức cao nhất mọi thời đại”, Peter Boockvar, chiến lược gia đầu tư chính của Bleakley Adivsory Group cho biết.

Dữ liệu kinh tế của Mỹ

Trong tuần tới, có một số báo cáo kinh tế quan trọng bao gồm dữ liệu lạm phát vào thứ Ba (14/7) và doanh số bán lẻ vào thứ Năm (16/7).

Trong tháng trước, doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng mạnh bất ngờ 17,7%, nhưng trong tháng này các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu sự đảo ngược của việc tái mở cửa và các chậm trễ khác có ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Trung Quốc công bố GDP quý II

Trung Quốc sẽ công bố GDP quý II vào ngày 15/7. Nền kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng trưởng 1,1% trong quý II khi có sự phục hồi trong sản xuất và tiêu dùng từ mức giảm 6,8% trong quý I, theo dự báo của các nhà kinh tế được khảo sát bởi Nikkei và Nikkei Quick News.

Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics dự báo tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc là 1,5%.

“Chúng tôi hy vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi từ quý II trở đi, chủ yếu là do đầu tư và sản xuất công nghiệp”, ông nói.

“Sản xuất công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và ngành dịch vụ đã tăng trưởng trở lại vào tháng 5”, Aidan Yao, chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi của châu Á tại AXA Investment Manager cho biết.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ công bố chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6, được kỳ vọng sẽ gia tăng 4,7% từ mức tăng 4,4% trong tháng 5.

Cuộc họp quyết định lãi suất của ECB

Sáu thành viên của Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 thống đốc của các ngân hàng trung ương khu vực EU sẽ bỏ phiếu để thiết lập mức lãi suất. Đây cũng là yếu tố mà các trader thường xuyên theo dõi vì sự thay đổi của lãi suất trong ngắn hạn là yếu tố chính trong định giá tiền tệ.

Tuy nhiên, mức lãi suất được các nhà kinh tế dự báo vẫn tiếp tục duy trì ở mức 0%.

Tin bài liên quan