Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Kết quả cuộc họp vào tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào chiều thứ Tư (16/6) tới là một trong những sự kiện chính đối với các thị trường chứng khoán trong tuần này.

Trong khi Fed dự kiến ​​sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến các dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách cho rằng lạm phát đang trở nên kéo dài hơn.

Cuộc họp của Fed

Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào tuyên bố của Fed trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Ba (15/6) và thứ Tư (16/6) trong bối cảnh lo ngại về việc liệu lạm phát tăng đột biến có thể gây áp lực cho Fed bắt đầu giảm bớt kích thích sớm hơn dự kiến ​​hay không.

Fed đã nhiều lần cho biết rằng những đợt tăng giá trong ngắn hạn sẽ không chuyển thành lạm phát kéo dài và Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến ​​sẽ giữ vững lập trường này và trấn an các thị trường rằng chính sách của Fed vẫn chưa thay đổi.

Trong khi các con số thể hiện lạm phát đang tăng lên, sự phục hồi của thị trường lao động vẫn chậm chạp. Nền kinh tế Mỹ đã có thêm 559.000 việc làm vào tháng trước sau khi chỉ tăng 278.000 vào tháng 4. Theo đó, nền kinh tế Mỹ đang thiếu hụt khoảng 7,6 triệu việc làm so với mức đỉnh vào tháng 2/2020.

Scott Redler, giám đốc chiến lược của T3Live.com cho biết: “Các thị trường phải vượt qua ngày thứ Tư trước khi dự báo về xu hướng tiếp theo của thị trường. Thực sự là Phố đang nhìn ra trở ngại lớn tiếp theo - đó là Fed”.

Thị trường đang tập trung vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương. Chương trình này được khởi xướng trong thời kỳ đại dịch để cung cấp thanh khoản cho thị trường và giữ lãi suất ở mức thấp. Fed được cho là sẽ thừa nhận rằng họ sẽ bắt đầu giảm chương trình nới lỏng định lượng vào cuối năm nay.

Dữ liệu kinh tế Mỹ

Mỹ sẽ công bố dữ liệu tháng 5 về doanh số bán lẻ và chỉ số giá sản xuất vào thứ Ba (15/6).

Ngoài ra, dữ liệu sản xuất công nghiệp cũng được công bố vào ngày 15/6 và sẽ được theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh các vấn đề về hạn chế nguồn cung và tình trạng thiếu hụt thị trường lao động. Điều này có thể dẫn đến tăng lạm phát giá sản xuất.

Aneta Markowska, nhà kinh tế tài chính trưởng tại Jefferies cho biết: “Về cơ bản, tôi nghĩ doanh số bán lẻ danh nghĩa có thể tăng rất mạnh. Tôi cho rằng điều duy nhất mà thị trường quan tâm lúc này là việc làm vì đó là điều duy nhất có thể xoay chuyển quyết định của Fed”.

Thị trường chứng khoán có thể chịu ảnh hưởng

Thị trường chứng khoán có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng xấu trong thời gian các nhà đầu tư chờ đợi tuyên bố của Fed hôm thứ Tư (16/6), điều này sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra manh mối liên quan đến thời gian biểu tăng lãi suất.

Trong tuần trước, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 5 tăng mạnh với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 13 năm, nhưng chỉ số S&P 500 vẫn tiếp tục đạt kỷ lục mới. Mặt khác, con số lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến ​​vào tháng 4 lại gây ra tình trạng bán tháo.

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ của tháng 5 vào thứ Tư (16/6), giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc cập nhật về triển vọng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cả hai dữ liệu này dự kiến ​​sẽ chậm lại so với tháng trước do tiêu thụ nội địa vẫn chậm chạp.

Trong khi các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đang hưởng lợi từ nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu và giá hàng hóa quốc tế tăng cao đã đè nặng lên sản xuất, đồng thời cũng là lực cản đối với sự phục hồi mạnh mẽ từ đợt đại dịch năm ngoái gây ra.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kỷ lục 18,3% trong quý I/2021 và nhiều nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng sẽ vượt 8% trong năm nay.

Anh hoãn mở cửa trở lại hoàn toàn

Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến ​​sẽ thông báo vào thứ Hai (14/6) rằng liệu việc dỡ bỏ các lệnh phong toả còn lại của Anh có thể được tiến hành vào ngày 21/6 hay không.

Thủ tướng Anh hôm thứ Bảy (12/6) bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về sự lây nhiễm gia tăng của biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, điều này củng cố kỳ vọng rằng ông sẽ trì hoãn việc mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế trong hai đến bốn tuần.

Anh cũng sẽ công bố dữ liệu về lạm phát, thất nghiệp và doanh số bán lẻ trong tuần tới, dự kiến ​​sẽ chỉ ra sự phục hồi liên tục trong hoạt động kinh tế.

Tin bài liên quan