Các cuộc điều tra chống trợ cấp tập trung chủ yếu vào những nhóm chương trình cho vay từ ngân hàng thương mại nhà nước ưu đãi với ngành thép, thủy sản…

Các cuộc điều tra chống trợ cấp tập trung chủ yếu vào những nhóm chương trình cho vay từ ngân hàng thương mại nhà nước ưu đãi với ngành thép, thủy sản…

Các chương trình hỗ trợ đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống trợ cấp, phá giá

(ĐTCK) Đó là cảnh báo của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương tại Hội thảo Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại sau các hiệp định thương mại tự do, do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày hôm qua (28/5).

 

Theo thống kê của Cục quản lý cạnh tranh, tính từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, năm 2007) tới nay, Việt Nam đã đối mặt 7 vụ tại 5 nước điều tra chống trợ cấp, bán phá giá (trong đó Hoa Kỳ chiếm 5 vụ).

Các cuộc điều tra chống trợ cấp tập trung chủ yếu vào những nhóm chương trình Chính phủ như cho vay từ ngân hàng thương mại nhà nước cho vay ưu đãi với ngành thép, thủy sản… thể hiện qua quy hoạch, chiến lượng phát triển ngành; nhóm chương trình miễn giảm thuế gồm miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Theo bà Nguyễn Hằng Nga, Ban Phòng vệ thương mại (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) các quốc gia hầu như đều dựa trên những quy định liên quan đến các lĩnh vực này để khởi xướng điều tra chống trợ cấp.

Đặc biệt, các chương trình Chính phủ cung cấp hàng hóa, dịch vụ thấp hơn mức thông thường cũng được các nước rất để tâm. Điển hình như miễn giảm tiền sử dụng đất, mặt nước với ngành thủy sản, hoặc bán nguyên liệu thấp hơn giá thị trường. Như ngày 14/5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam, với mức 323,99%.

Theo bà Nga, cơ sở Hoa Kỳ đưa ra là Chính phủ Việt Nam đã bán dây thép để sản xuất đinh với giá thấp hơn giá trị thông thường.

“Khi điều tra những chương trình này, chính phủ nước ngoài để kết luận nó có thể đối kháng. Do đó, những hàng hóa liên quan tới các chương trình này đều bị áp thuế rất cao”, bà Nga nói.

Theo bà Nga, hầu hết chương trình hỗ trợ hiện nay đều có nguy cơ bị điều tra chống trợ cấp, vì đều đáp ứng điều các điều kiện của WTO để có quyền đối kháng.

Do đó, bà Nga cho rằng, các doanh nghiệp thường yêu cầu Chính phủ có chính sách hỗ trợ, nhưng cần ý thức rằng, khi nhận trợ cấp từ Chính phủ trong tương lai có thể bị điều tra việc chống trợ cập của nước ngoài. Khi tham gia các vụ kiện, có chương trình trợ cấp với lĩnh vực của mình nhưng doanh nghiệp hoàn toàn không biết.

Với chương trình hiệu quả có thể đối mặt nguy cơ bị kiện nhưng có thể giảm mức độ để vẫn tiếp tục, còn chương trình không hiệu quả nên kiên quyết chấm dứt để tránh bị kiện oan

Cũng theo khuyến cáo của Cục quản lý cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tự bảo vệ mình. Khi các doanh nghiệp có bằng chứng đầy đủ về hàng nhập khẩu bán phá giá, nhập ồ ạt gây thiệt hại cho mình có thể gửi hồ sơ lên Bộ Công Thương để khởi kiện, điều tra chống bán phá giá, trợ cấp thương mại.

Tính đến nay, Việt Nam đã điều tra 3 vụ kiện thương mại, trong đó có 1 vụ chống bán phá giá và 2 vụ tự vệ.

Tin bài liên quan