Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng với số lượng xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.

Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng với số lượng xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.

Bộ Công Thương chốt đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn với lượng gạo xuất khẩu đề xuất trong tháng 4 và 5 là 800.000 tấn, giữ nguyên như đề xuất hôm cuối tháng 3.

Ngày 6/4, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.  Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Trước đó, căn cứ kết quả rà soát và các ý kiến của các tỉnh, thành ĐBSCL, các doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới, với đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5-2020.

Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4, tháng 5/2020 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019. Trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5.

Bộ Công Thương cũng cho hay, ngoài 300.000 tấn gạo dự trữ mà Tổng cục Dự trữ phải mua vào, cần giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng là 700.000 tấn. 

Theo Bộ Công thương, nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5/2020 được bảo đảm sẽ cần khoảng 300.000 tấn để thực hiện kế hoạch mua vào năm 2020 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Công thương đề nghị giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng (trước khi có thóc vụ hè thu) sẽ là 700.000 tấn.

Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 27/3/2020, tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng là gần 1,6 triệu tấn gạo. Trong đó, phải giao từ nay đến 31-5 là gần 1,4 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của 60/92 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội là 1,65 triệu tấn.

Công tác điều hành xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2020, theo Bộ Công Thương thực tế đã bám sát mục tiêu tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Kết quả xuất khẩu tích cực đã góp phần duy trì giá lúa gạo tại ĐBSCL ở mức đảm bảo có lãi cho người nông dân.

Xuất khẩu gạo được thực hiện gần như toàn bộ theo hình thức chính ngạch bởi hoạt động xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (xuất khẩu tiêu ngạch) trên thực tế đã dừng từ sau Tết Nguyên đán tới nay.

Số liệu của VFA, lượng gạo xuất khẩu gần ba tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,4 triệu tấn, trị giá 652 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và 7,8% về trị giá cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất khẩu lúa gạo vẫn đang được kiểm soát tốt.

Tin bài liên quan