Tồng doanh thu năm 2015 của VNI dự kiến giảm 14% so với thực hiện năm 2014

Tồng doanh thu năm 2015 của VNI dự kiến giảm 14% so với thực hiện năm 2014

Doanh nghiệp bảo hiểm mất doanh thu vì cổ đông lớn thoái vốn

(ĐTCK) Trong báo cáo mới đây, một thách thức đã được Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) chỉ ra đó là các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thuộc diện thoái vốn từ tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng khi không được sự hỗ trợ từ họ.

Nhìn từ Bảo hiểm Hàng không

Ông Trần Thanh Hiền, Chủ tịch HĐQT CTCP Bảo hiểm Hàng không (VNI) cho biết, trong bản báo cáo HĐQT sẽ trình cổ đông vào ĐHĐCĐ ngày 24/11 tới thừa nhận việc thoái vốn của các cổ đông sáng lập, có tỷ lệ đầu tư vốn lớn là Vietnam Airlines (20%), Công đoàn Vietnam Airlines (16,4%), GELEXIMCO  (11,2%) ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của VNI.

Trong một cuộc gặp gỡ giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của PVI Sun Life, mối lo ngại về việc PVI Sun Life (do PVI nắm 51% vốn trước thời điểm 12/11/2015, hiện đã giảm xuống còn 25%) có thể bị ảnh hưởng cũng đã được khách hàng đặt ra do PVI cũng thuộc diện phải thoái vốn khỏi lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Với VNI, không tính GELEXIMCO, việc cổ đông lớn như Vietnam Airlines thoái vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bảo hiểm hàng không của DN này. Năm 2014, doanh thu bảo hiểm hàng không tại VNI giảm 8% so với kế hoạch.

Chia sẻ riêng với ĐTCK, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch PVI khẳng định, đây là chiến lược được hoạch định từ trước, các khách hàng lớn như PVN cũng không băn khoăn gì.

Theo tổng hợp của ĐTCK, trong số 16/29 DNBH phi nhân thọ có vốn Nhà nước thì có đến 9 DNBH thuộc diện tái cơ cấu vốn theo diện chuyển nhượng/rút vốn của Nhà nước khỏi lĩnh vực bảo hiểm gồm VNI, MIC, BSH, Bảo Long, PJICO, PTI, PVI, HVI và GIC. Trong số này đã có DN hoàn tất, có DN thì chưa. Mới đây nhất, tại VNI, 3 cổ đông lớn trên đã hoàn tất việc thoái vốn.

Với VNI, không tính GELEXIMCO, việc cổ đông lớn như Vietnam Airlines thoái vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bảo hiểm hàng không của DN này. Không phải đến năm 2015 mà ngay từ năm 2014, thời điểm mà chủ trương của Nhà nước chưa quyết định việc thoái vốn của cổ đông lớn trên tại VNI, thì thị phần bảo hiểm hàng không của VNI cũng đã sụt giảm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ năng lực của VNI, cũng có thể do sự vươn lên của Bảo hiểm PVI chiếm lĩnh mảng bảo hiểm hàng không.

Năm 2014, doanh thu bảo hiểm hàng không tại VNI giảm 8% so với kế hoạch. Đến năm 2015, ông Hiền dự kiến tổng doanh thu có thể chỉ bằng 86% so với thực hiện năm 2014, chủ yếu do doanh thu bảo hiểm hàng không sụt giảm (doanh thu nghiệp vụ hàng không chỉ giữ được một phần của năm 2014 chuyển qua) trong khi các nguồn thu khác trong đó có doanh thu dầu khí không phát sinh mới. Trong khi đó, năm 2013, VNI vẫn dẫn đầu mảng bảo hiểm hàng không với 36,54% thị phần, Bảo hiểm Bảo Việt chiếm 34,31% và Bảo hiểm PVI chiếm 11,77% (theo AVI).

Giảm thị phần sau thoái vốn cũng là điều dễ hiểu. Trước đây, Bảo Minh cũng đã giảm dần thị phần bảo hiểm hàng không, hiện đã về không sau sự thoái vốn của Vietnam Airlines. Hay BSH cũng từng sụt giảm doanh thu mạnh sau sự ra đi của Vinacomin. Và câu chuyện này sẽ tiếp diễn với DNBH khác nếu không có chính sách đặc biệt trong chăm sóc cổ đông cũng như tăng cường năng lực DN.

Tương lai nào ?

Không phủ nhận sự ra đi của cổ đông lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VNI, nhưng ông Hiền tin tưởng sự thay đổi này cùng với sự tham gia của các cổ đông mới với một cơ cấu mới sẽ tạo ra những cơ hội mới cho sự đổi mới, phát triển của VNI trong tương lai.

“Mỗi sự trưởng thành của VNI 7 năm qua đều có sự đóng góp của Vietnam Airlines, GELEXIMCO. Tuy không còn là cổ đông của VNI, nhưng tôi tin các cổ đông này vẫn tiếp tục ủng hộ VNI”, ông Hiền nói.

Dù sụt giảm nhưng vị Chủ tịch VNI cũng cho rằng, việc đạt được doanh thu năm 2015 theo kế hoạch trên đã là một cố gắng lớn của VNI, trong đó mảng bảo hiểm phi hàng không đạt mức tăng trưởng cao (15%). Năm 2015, VNI tiếp tục đẩy mạnh mảng tăng trưởng cao này bên cạnh việc ra các chính sách khai thác với những điều kiện, điều khoản ưu đãi dành riêng cho các khách hàng cổ đông.

Tương tự, BSH, sau thoái vốn của Vinacomin đã tìm các kênh khai thác mới từ cổ đông mới.

Thực tế cho thấy, không bằng mối quan hệ cổ đông theo kiểu “người trong một nhà”, nhưng vẫn có DN đi lên bằng mối quan hệ thân cận được vun đắp từ trước. Bởi thế, lúc này, câu chuyện giữ thị phần lại là chuyện “chăm sóc”, chứ không phải khách hàng lớn có còn là cổ đông hay không?

Tin bài liên quan