Dù đã có hàng nghìn cao ốc chung cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng số lượng căn hộ chung cư đã mua bảo hiểm cháy nổ là không nhiều

Dù đã có hàng nghìn cao ốc chung cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng số lượng căn hộ chung cư đã mua bảo hiểm cháy nổ là không nhiều

Dân chung cư vẫn mơ hồ về mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Thời gian vừa qua, một số chủ đầu tư trên địa bàn Hà Nội đã thông báo cho cư dân của các dự án căn hộ chung cư phải mua bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, rất nhiều cư dân hầu như không nắm rõ yêu cầu phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với tài sản của mình.

Có ý kiến cho rằng, chỉ phải mua bảo hiểm đối với phần diện tích chung, ý kiến khác thì tỏ ra không quan tâm đến mua bảo hiểm cho tài sản riêng của mình vì cho rằng nguy cơ cháy nổ sẽ khó xảy ra.

Thực tế, trên địa bàn cả nước, đã có hàng nghìn cao ốc chung cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, số lượng căn hộ chung cư đã mua bảo hiểm cháy nổ không nhiều, một phần là do chủ đầu tư cũng như cư dân chưa quan tâm đến những rủi ro về cháy nổ.

Trên thực tế, đã xảy ra rất nhiều vụ chảy nổ với hậu quả thương tâm, nên cả chủ đầu tư cũng như cư dân cần ý thức rõ sự cần thiết phải mua bảo hiểm cho tài sản trị giá hàng tỷ đồng của mình. Mặc dù các chung cư hiện nay được đầu tư với hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiện đại hơn, nhưng không ai có thể chắc chắn nguy cơ cháy nổ không xảy ra.

Hiện nay, các quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với chung cư đã khá rõ ràng. Các chuyên gia trong ngành bảo hiểm khẳng định, cả phần diện tích chung của toà nhà cũng như diện tích riêng của căn hộ đều thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Quy định này được nêu tại Nghị định 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/11/2006 thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, trong đó có danh mục các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Theo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP. Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-UBND ngày 4/1/2013 của UBND TP. Hà Nội, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m2 trở lên phải tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình và có trách nhiệm đóng góp chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung.

Chi phí mua bản hiiểm cháy, nổ bắt buộc phần sở hữu chung được phân bổ tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Theo các luật sư, chủ đầu tư hoặc đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư có trách nhiệm phân bổ và công bố công khai mức thu và thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung của từng nhà chung cư.

Tiếp đó, ngày 31/12/2013, Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tích số 214/2013/TTLT-BCA-BTC quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 130/2006/NĐ-CP và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Khoản 2, Điều 3 của Nghị định có hướng dẫn cách thức mua bảo hiểm cháy nổ với các toà chung cư.

Đối với các nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức, cá ngân thuê mua, các đối tượng này phải có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoặc nộp tiền mua bảo hiểm cho người đại diện nếu các định được người đại diện quản lý chung cư đó. Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cá nhân trong cơ sở đó có thể trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Các tòa chung cư mặc dù đã được mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho phần xây dựng tức là phần khung của toà nhà, tuy nhiên tài sản của dân cư trong toà nhà lại vẫn chưa được bảo vệ.

Trong trường hợp này, để tự bảo vệ mình, các hộ gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn mua sản phẩm bảo hiểm cho các tài sản bên trong căn hộ. Hiện các sản phẩm bảo hiểm này tương đối phổ biến trên thị trường và đã được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như Pjico, Bảo Việt, Bảo Minh triển khai. Phạm vi bảo hiểm rộng, có bảo hiểm cho tài sản có bên trong mỗi căn hộ chung cư, bao gồm từ đồ gỗ, các thiết bị điện dân dụng, đến quần áo, tư trang, đồ trang sức của cá nhân mà không phải liệt kê danh sách khi mua.

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đều được quy định rất rõ trong Nghị định số: 52/2012/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy. Mức phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 50 triệu đồng và không bị truy tố trách nhiệm hình sự được quy định rõ đối với các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy nổ.

Chi phí mua bảo hiểm cháy nổ được tính trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với giá trị tài sản tham gia bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được Bộ Tài chính quy định rất cụ thể tại Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010. Tất cả các đối tượng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đều phải tuân thủ quy định này. Riêng đối với nhà chung cư, theo thông tư này, tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng là 0,14%.

Tin bài liên quan