Quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo bởi công ty bảo hiểm nhân thọ dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính

Quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo bởi công ty bảo hiểm nhân thọ dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính

Có nên trao tiền cho bảo hiểm?

(ĐTCK) Hàng chục ngàn tỷ đồng đã được các công ty bảo hiểm chi trả cho khách hàng đáo hạn hợp đồng, hay người thân của khách hàng không may gặp rủi ro trong những năm qua. Số liệu được các cơ quan chức năng đưa ra đã minh chứng vai trò bảo vệ của ngành bảo hiểm.

3 tháng 2007: 3.222 tỷ đồng tiền bảo hiểm đã được chi trả

Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, quý I/2017, tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả cho khách hàng đạt 3.222 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tổng số trả tiền bảo hiểm gốc là 2.225 tỷ đồng, tăng 18,9%; tổng số trả giá trị hoàn lại là 558 tỷ đồng, tăng 16,2%.

Con số hơn 3.200 tỷ đồng được chi trả cho những giao kết bảo hiểm đồng nghĩa với việc hàng ngàn khách hàng đã nhận được quyền lợi của mình.

Nếu trong số đó, có khách hàng chẳng may gặp rủi ro thì những người thân của họ cũng đã nhận được sự bảo vệ tài chính từ quyết định sáng suốt của bố/mẹ, hay vợ/chồng họ trước đó.

Được biết, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 25.872 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 12.571 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 13.301 tỷ đồng.

Một khách hàng có số Hợp đồng 71180…, sống ở quận Thủ Đức, TP.HCM, trong thư cảm ơn gửi ban giám đốc một công ty bảo hiểm nhân thọ chia sẻ câu chuyện buồn của gia đình.

Khi chị mới sinh con, chồng có mua hợp đồng bảo hiểm Phú - tích lũy an khang, với hy vọng tạo thành một khoản tích lũy cho con học hành sau này. Nào ngờ, hợp đồng đóng phí mới được vài năm thì anh ra đi trong một tai nạn lao động.

Dù khoản phí đóng chỉ vài triệu đồng/năm, nhưng khi đó đã trở thành gánh nặng với người vợ. Một mình nuôi đứa con thơ chưa đầy 5 tuổi, chị quyết định đến công ty để hủy hợp đồng và xin nhận giá trị hoàn lại.

“Khi tôi đến xin hủy hợp đồng thì cô nhân viên trong phòng giải quyết quyền lợi bảo hiểm thông báo rằng, trường hợp của tôi được chấp thuận từ bỏ thu phí. Chỉ trong 2 tuần, nhân viên công ty bảo hiểm đã giải quyết quyền lợi bảo hiểm được hưởng, đồng thời hoàn tất hồ sơ xin từ bỏ thu phí và chuyển đổi tên chủ hợp đồng sang cho mình. Con tôi vẫn sẽ có một số vốn kha khá để ăn học”, chị chia sẻ.

Không mong nhận được tiền bảo hiểm trước thời gian đáo hạn

“Mình mua bảo hiểm cho cả gia đình đã 5 năm, vì làm công việc tự do, thu nhập không ổn định, nên nhiều kỳ đóng phí cũng khá chật vật. Tuy nhiên, do đã đắn đo cân nhắc rất kỹ mới quyết định trao tiền cho bảo hiểm giữ nên mình cố gắng kiểm soát chi phí và tuân thủ nghiêm các kỳ đóng phí.

Lúc thì mình qua văn phòng công ty bảo hiểm, khi thì mình đóng phí qua Internet banking. Mỗi lần đóng phí, mình đều giữ biên lai rất cẩn thận”, chị K.H sống tại Đà Nẵng cho hay.

Thời gian qua, khi có nhiều thông tin trái chiều về bảo hiểm nhân thọ, chị K.H cũng hơi băn khoăn. Nhưng rồi chị nhìn lại, vì là người làm công việc tự do, buôn bán nhỏ, nên đóng bảo hiểm là một cách tự vệ trước mọi rủi ro trong cuộc sống, tránh chuyện vay mượn, nợ nần khi chẳng may đau ốm, bệnh tật.

“Mình cứ làm hết nghĩa vụ của mình với công ty. Khi mua bảo hiểm nhân thọ, mình cũng không mong nhận lại số tiền trước thời gian đáo hạn. Quyết định trao tiền cho bảo hiểm đều xuất phát từ nhu cầu và sự hiểu biết của bản thân, nên mình sẽ tiếp tục theo đuổi”, chị K.H nói.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam mới 20 năm tuổi, với khoảng 8% người dân tham gia, so với lịch sử hơn 400 năm của thị trường bảo hiểm nhân thọ thế giới thì đây là một khoảng cách rất lớn về mọi mặt, từ nhận thức của người dân, kỹ năng và thái độ của người tư vấn bảo hiểm...

“Đối với khách hàng, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu đã kê khai trung thực và đóng phí đầy đủ, đúng hạn, thì chẳng có gì phải lo lắng cả. Tất cả quyền lợi luôn được đảm bảo bởi công ty bảo hiểm nhân thọ dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính. Bên cạnh sự giám sát của Bộ Tài chính, các công ty còn chịu sự giám sát của tập đoàn mẹ”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 5 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 26% (năm 2015, 2016 đạt mức tăng trưởng trên 30%).

Tính đến hết quý I/2017, tổng số lượng hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực cuối kỳ đạt trên 6,5 triệu hợp đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, số lượng hợp đồng khai thác mới tăng 30%).

Kết quả tăng trưởng doanh thu và số lượng hợp đồng là minh chứng cho niềm tin của khách hàng đối với ngành bảo hiểm.

Tin bài liên quan