Phí bảo hiểm gốc năm 2012 của các tên tuổi lớn như Liberty, Fubon, QBE, Groupama chỉ tăng vài chục phần trăm so với năm 2011, trong khi năm trước đó, các doanh nghiệp này chứng kiến mức tăng trưởng “khủng” lên tới gần 100% hoặc thậm chí trên 100%.
Đà tăng trưởng chững lại cũng là dễ hiểu bở tăng trưởng toàn thị trường đã mất đi một nửa so với năm 2011. Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc của toàn thị trường chỉ đạt 10,7% (khoảng 22.770 tỷ đồng) trong năm 2012, so với mức tăng trưởng hơn 20% của năm 2011 và trên 20% của năm 2010.
Samsung Vina, đứng đầu trong các hãng bảo hiểm có yếu tố ngoại về phí bảo hiểm gốc (đạt khoảng 730 tỷ đồng) và đã có mức tăng trưởng “khủng” gần 120% trong năm 2011, sang năm 2012 chỉ còn duy trì được mức tăng trưởng hơn 60%.
Liberty, đứng thứ hai trong khối doanh nghiệp bảo hiểm ngoại và được coi là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các doanh nghiệp trong nước tại một vài dòng sản phẩm, có mức tăng trưởng phí bảo hiểm gốc chỉ gần 10% (đạt khoảng 440 tỷ đồng) - thấp hơn mức trung bình toàn thị trường. Trong khi đó, năm 2011, hãng bảo hiểm Mỹ đã làm rất tốt khi đưa mức phí tăng gần 70% so với năm 2010.
Các hãng nhỏ hơn, sau khi hăng hái dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng những năm trước, khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam như Groupama và Fubon, sang năm nay, đã chứng kiến mức tăng trưởng đột ngột sụt giảm xuống sát, thậm chí thấp hơn mức trung bình của cả thị trường. Hãng bảo hiểm QBE của Úc mở rộng thị trường rất ít khi chỉ đạt mức tăng trưởng chưa đầy 3% trong năm nay.
AIG (trước là Chartis), mặc dù năm ngoái chỉ đạt mức tăng trưởng 25%, thấp hơn hẳn các doanh nghiệp cùng khối ngoại, nhưng tăng trưởng năm nay được duy trì ở mức khá, đạt khoảng 19%. Số phí bảo hiểm gốc của hãng bảo hiểm Mỹ này đạt 303 tỷ đồng và đứng thứ 3 trong các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Việc mức tăng trưởng của các doanh nghiệp bảo hiểm ngoại suy giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp trong nước, mặt khác, phản ánh rõ rệt điểm bất lợi xưa nay của khối ngoại là nền tảng khách hàng. Khó khăn kinh tế 2012 đè nặng lên các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến mảng khách hàng của các doanh nghiệp này bị thu hẹp lại rất nhiều.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa lớn cũng chứng kiến mức tăng trưởng suy giảm nhưng nhẹ hơn. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo hiểm Bảo Việt và PVI đều giảm khoảng một nửa so với năm ngoái, xuống khoảng 10%, đạt lần lượt 5.400 và 4.600 tỷ đồng. Khó khăn được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay. Các hãng bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Bảo Minh chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng phí bảo hiểm khoảng 10 -12%.
Thế nhưng, bất chấp sự chững lại của các hãng bảo hiểm tại thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt
“Tuy nhiên, năm 2013 sẽ là năm để các nhà bảo hiểm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương phải quyết định xem làm thế nào để tiếp cận được sức tăng trưởng của khu vực tốt nhất, làm sao để định vị hệ thống và cấu trúc hạ tầng, và làm gì để tạo đòn bẩy dựa trên những thay đổi mạnh mẽ về nhân khẩu học và công nghệ ở cả khu vực này lẫn trên thế giới. Đó không phải là những quyết định dễ dàng, và không phải ai cũng có thể đưa ra lựa chọn đúng”, báo cáo kết luận.