Báo cáo sơ kết của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.155 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2012; tổng số tiền đầu tư ước đạt 95.796 tỷ đồng; trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 70.996 tỷ đồng... Có thể nói, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn giữ được “phong độ” khá tốt, dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Và nếu so với khối phi nhân thọ thì mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của khối này quả đáng “mơ ước” (cùng kỳ năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ chỉ tăng trưởng gần 3%).
Sức mua của khách hàng vẫn tốt, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, đã tạo ra động lực và niềm tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai hàng loạt chương trình mới. Cuối quý II và đầu quý III năm 2013, hàng loạt sản phẩm và ứng dụng mới đã được các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đưa ra thị trường.
Đầu tháng 7/2013, Hanwha Life đưa ra thị trường sản phẩm “An khang bảo gia toàn diện” với phạm vi bảo vệ mở rộng lên tới 43 bệnh hiểm nghèo so với các sản phẩm bảo hiểm cùng loại trên thị trường.
Trung tuần tháng 7/2013, Prudential Việt
Trong khi đó, sau khi đưa ra thị trường sản phầm “Kế hoạch tài chính trọn đời”: Quyền lợi phổ thông 2013 và Quyền lợi ưu việt 2013 vào quý I/2013, đầu quý III/2013, ACE Life lại tiếp tục tạo một bước đột phá lớn trong hoạt động tư vấn bảo hiểm của đại diện kinh doanh với việc chính thức áp dụng hệ thống ứng dụng hỗ trợ kinh doanh bảo hiểm trên thiết bị di động (ACE eSMART). Cùng với việc cho phép các đại diện kinh doanh phân tích và tính toán nhu cầu tài chính của khách hàng, ACE eSMART còn tiên phong cung cấp giải pháp thanh toán phí bảo hiểm qua thẻ ATM thông qua đầu đọc thẻ được gắn trên các thiết bị di động của các đại diện kinh doanh như iPad, iPhone...
Ông Lâm Hải Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ACE Life Việt Nam nói rằng, quyết định đầu tư công nghệ này sẽ tiếp tục nâng cao sự hài lòng và niềm tin của khách hàng với Công ty.
Cũng trong “tâm thế” chuẩn bị đón quý kinh doanh sôi động nhất trong năm. các doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong nhóm đầu như Manulife Việt
Tình hình kinh doanh vô cùng lạc quan của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam bất chấp nền kinh tế còn trì trệ khiến các Tập đoàn và các công ty bảo hiểm nước ngoài không khỏi tiếp tục “nhòm ngó” thị trường này. Tin mới nhất từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, hiện nay, Cục cũng đang trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty cổ phần Bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng, chi nhánh Công ty Seoul Guarantee Insurance (Hàn Quốc) tại Việt Nam. Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí phân nhóm tại Quyết định số 1826/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm năm 2012, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cũng đã tiến hành đánh giá, phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm. Và kết quả đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khối nhân thọ là: 100% doanh nghiệp thuộc Nhóm 1. Trong khi đó, khối phi nhân thọ, có cả các doanh nghiệp thuộc nhóm 2 và 3. Kết quả này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia trong ngành.