Được chọn là chủ đề của phiên làm việc đầu tiên của APEC, CEO Summit 2017, nhưng tương lai của toàn cầu hóa không chỉ là một chủ đề trên bàn thảo luận.
“Đây không phải là vấn đề của riêng ai. Tất cả chúng ta đều chịu tác động của câu hỏi này”, ông
Ông Andrew Stevens, Tổng biên tập Khu vực châu Á – Thái Bình của CNN mở đầu cuộc thảo luận căng thẳng suốt hơn 1 tiếng sau đó và rất có thể sẽ chưa thể có câu trả lời nào đủ thuyết phục trong 2 ngày làm việc của APEC CEO Summit 2017 tới.
Thậm chí, ông Ian Bremmer, Chủ tịch tập đoàn Eurasia, chuyên gia về cục diện thế giới cho rằng, rất khó nói gì về bức tranh thế giới trong vòng 3 năm tới. “Toàn cầu hóa sẽ tiếp tục, nhưng nó đang bị tách rời khỏi mong muốn của người dân bình thường.
Người châu Âu không còn thỏa mãn với EU. Mỹ thì đang bất mãn với các hiệp định thương mại tự do đa phương. Đây là một điều mà 2.000 ngưởi ngồi đây cần quan tâm”, ông Ian Bremmer nói.
Quan điểm của ông này là nếu toàn cầu hóa tách rời khỏi người dân bình thường thì không ai không muốn sống ở đó nữa. Điều này ảnh hưởng tới các cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.
Các cuộc trao đổi tại APEC CEO Summit 2017.
Thực ra, các CEO toàn cầu không ngồi đợi hay rút lui khỏi những thách thức đang nổi lên.
Thậm chí, ông Ian Bremmer nhắc tới các doanh nghiệp Mỹ khó có thể rút lui ngay cả khi Mỹ đang theo chính sách “Nước Mỹ đơn độc” vì các hợp đồng kinh doanh vẫn phải được ký kết và thực hiện.
Cuộc khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp APEC thường niên của PwC với sự tham gia của hơn 1.400 lãnh đạo doanh nghiệp cho thấy, triển vọng kinh doanh trong các nền kinh tế thuộc Diễn đàn APEC đang được cải thiện.
Thậm chí, các CEO ngày nay lạc quan hơn so với hai năm về trước.
37% các CEO nói rằng họ "rất lạc quan" về triển vọng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới, so với 28% trong năm 2016. 63% mong đợi quy mô kinh doanh toàn cầu của họ sẽ được mở rộng trong ba năm tới.
“Họ chuẩn bị điều chỉnh phương thức hoạt động ở nước ngoài trong bối cảnh bấp bênh của môi trường thương mại và đầu tư, nhưng họ không hề có ý định rút lui khỏi nền kinh tế đa phương.
Khu vực này dự kiến sẽ vượt xa GDP toàn cầu và các CEO tiếp tục tin rằng các nền kinh tế APEC đang dần trở nên gắn kết hơn về mặt kinh tế”, ông Robert Moritz, Chủ tịch toàn cầu Pricewaterhouse&Coopers nói.
Đặc biệt, 50% các lãnh đạo doanh nghiệp có dự định tăng đầu tư toàn cầu, cao hơn mức 43% năm ngoái. Hầu hết kế hoạch tăng vốn đầu tư của các CEO APEC năm 2018 (71%) sẽ được đổ vào các nền kinh tế APEC.
Đây là cơ hội để quyết được sự tách rời giữa người dân và toàn cầu hóa, vì các doanh nghiệp nguồn lực và điều kiện để giải quyết nhiều thách thức từ toàn cầu hóa mà người dân phải đối mặt
“Chúng ta phải thích nghi với thế giới thay đổi, nhưng tới đây các CEO nhìn thấy rõ hơn trách nhiệm xã hội của mình với sự phát triển bao trùm. Sẽ không có sự thay đổi ngay lấp tực nhưng tôi đang nhìn thấy tiến trình này”, ông Robert Moritz, nói.
Đây cũng là vấn đề mà bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới chia sẻ.
“Chúng ta phải đảm bảo toàn cầu hóa phải mang tính bao trùm hơn, để đảm bảo toàn cầu hóa mang đến cho người lao động cơ hội đào tạo lại. Rút khỏi toàn cầu hóa không phải là sự lựa chọn”, bà Kwakwa thẳng thắn.
Các CEO đang rất muốn đối thoại với lãnh đạo các nền kinh tế về các giải pháp với những vấn đề toàn cầu đang được đặt ra.