Ảnh Internet

Ảnh Internet

Android 11 gây tranh cãi khi không cho phép sử dụng ứng dụng camera bên thứ 3

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bản nâng cấp Android 11 mới sẽ có sự thay đổi lớn về việc sử dụng các ứng dụng chụp hình. Theo đó Android 11 sẽ bỏ phần chọn ứng dụng camera ngoài. Thay vì có thể dùng ứng dụng camera mà bạn thích và sử dụng nó một cách tùy ý thì giờ đây người dùng sẽ buộc phải dùng ứng dụng camera tích hợp sẵn trong máy.

Trước đó, nhiều người sử dụng bản Android 11 beta đã thông báo về lỗi sau khi nâng cấp, không thể sử dụng các ứng dụng chụp ảnh của bên thứ ba mặc dù đã được tùy chỉnh.

Trả lời cho câu hỏi đó vào ngày 17/8 vừa qua, nhóm kỹ sư phát triển Android cho biết đây sẽ là tính năng mới trên Android 11 và điều này sẽ giúp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng.

Giả dụ, trước đây khi cần chụp một hình ảnh sản phẩm trên một ứng dụng bán hàng mà không có sẵn ứng dụng chụp ảnh đi kèm, khi đó người dùng có thể tùy ý lựa chọn ứng dụng camera để sử dụng cho phù hợp. Các nhà phát triển chỉ cần tạo một yêu cầu với một vài tiêu chí và Android sẽ để người dùng chọn ứng dụng từ danh sách các ứng dụng đã cài đặt nhằm thực hiện công việc đó.

Android 11 gây tranh cãi khi không cho phép sử dụng ứng dụng camera bên thứ 3 ảnh 1

Lựa chọn camera trên Android 10.

Nhưng từ bản nâng cấp Android 11, điều này sẽ không còn nữa, thay vào đó hệ thống sẽ tự động cung cấp ứng dụng camera cài đặt sẵn nhằm thực hiện các thao tác trên mà không cần tìm kiếm những ứng dụng khác để thay thế.

Thực tế, thay đổi này không phải thứ gì đó quá khủng khiếp. Người dùng vẫn có thể mở các ứng dụng chụp ảnh của bên thứ ba từ màn hình chính và sử dụng nó. Trong trường hợp đó, người dùng có thể chuyển sang ứng dụng chụp ảnh ưa thích, chụp và chọn chia sẻ từ thư viện ảnh trong các ứng dụng bên thứ ba.

Google cũng xác nhận những máy nào có shortcut (điện thoại Pixcel) như bấm hai lần nút nguồn để khởi động camera thì vẫn được phép lựa chọn trình camera mà họ muốn.

Những app như Snapchat, Tiktok, Instagram vẫn được cho phép sử dụng phần mềm camera đi cùng.

Theo Google, sự thay đổi lần này nhằm hạn chế tối đa việc các bên thứ ba có ý đồ thu thập thông tin vị trí, dữ liệu từ camera. Khi người dùng chụp một bức ảnh, điện thoại sẽ gắn tọa độ địa lý lên đó thông qua hệ thống GPS. Một ứng dụng chụp ảnh từ bên thứ ba có thể cài đặt thêm các phần mềm gián điệp, từ đó khai thác thông tin cũng như lấy cắp hình ảnh của người dung.

Mặc dù ý định của Google có vẻ quan tâm đến người sử dụng, tuy nhiên nó cũng gây ra không ít sự tranh cãi. Thứ nhất, việc hạn chế lựa chọn ứng dụng camera đi ngược lại với những gì Android xây dụng, đó là tính linh hoạt và sự cởi mở đối với người sử dụng. Tiếp theo đó, sự ưu ái dành cho các tập đoàn công nghệ lớn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn các nhà phát triển phần mềm thứ ba, những người vốn dĩ đã có rất ít quyền lực trong giới công nghê.

Tin bài liên quan