Amazon Web Services chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam

Amazon Web Services chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam

Không bỏ lỡ cơ hội chinh phục khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng các dịch vụ của mình, Amazon Web Services (AWS), nhà cung cấp nhiều giải pháp công nghệ ứng dụng thuộc Amazon đã quyết định mở Văn phòng đại diện tại Amazon.

Sau buổi gặp truyền thông tại TP.Hồ Chí Minh hôm đầu tháng 9/2017, đại diện AWS vừa có buổi ra mắt Hà Nội để giới thiệu về các dịch vụ mà nhà cung ứng này mang tới thị trường Việt Nam cũng như kế hoạch tiếp cận khách hàng doanh nghiệp.

Amazon Web Services chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam ảnh 1

 Ông Paul Chen, Giám đốc Kiến trúc giải pháp Amazon Web Services khu vực Đông Nam Á (Ảnh: Thế Hải).

Trao đổi với Baodautu.vn, ông Paul Chen, Giám đốc Kiến trúc giải pháp Amazon Web Services  khu vực Đông Nam Á cho biết, việc mở văn phòng Việt Nam sẽ giúp Amazon Web Services - AWS có thể vận hành các dự án tại đây trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn hơn trong việc hỗ trợ người dùng.

Amazon.com được thành lập năm 1995 với mục tiêu trở thành một công ty lấy khách hàng làm trọng tâm hàng đầu thế giới – ở đó mọi người có thể tìm kiếm và tìm hiểu mọi thứ họ cần mua trực tuyến.

Sáng lập viên Jeff Bezos ban đầu khởi xướng trang Amazon.com với ý tưởng tạo ra một trang mạng để mua bán sách.

Kể từ thời điểm đó, những đột phá mới về công nghệ đã khiến Amazon.com không ngừng phát triển, mang tới cho các khách hàng nhiều loại mặt hàng hơn, tiện lợi hơn và thậm chí với mức giá thấp hơn.

Khi Amazon mở rộng danh mục các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, các phân khúc khách hàng của công ty cũng trở nên rộng lớn hơn.

AWS cung cấp các dịch vụ hạ tầng trên điện toán đám mây dựa trên nền tảng công nghệ phía sau do Amazon sở hữu.

AWS hiện cung cấp hơn 90 dịch vụ, chẳng hạn như tính toán, lưu trữ, cung cấp nội dung, cơ sở dữ liệu, phân tích, các dịch vụ ứng dụng, quản lý và triển khai, mạng, truyền tải trực tiếp ứng dụng và máy ảo desktop, các dịch vụ di động, trí tuệ nhân tạo, năng suất kinh doanh.

Ngoài ra còn nhiều dịch vụ điện toán đám mây khác cho phép khách hàng xây dựng ứng dụng, dịch vụ của họ và vận hành chúng trên nền tảng đám mây AWS.

Đến nay, dịch vụ đám mây của AWS có mặt tại hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới với đa dạng khách hàng trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các học viện, trung tâm giáo dục.

Theo chia sẻ của ông Paul Chen, sau nhiều năm đầu tư thành công vào các khu vực trọng yếu Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc,... Công ty con của Amazon đang để mắt tới các thị trường mới nổi thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó bao gồm Việt Nam.

Cụ thể, trong lĩnh vực truyền thông và truyền hình, Amazon Web Services cung cấp các dịch vụ đám mây có tính khả mở, độ tin cậy và bảo mật cao giúp các công ty truyền thông và xuất bản có thể giảm thiểu chi phí công nghệ thông tin, thúc đẩy hoạt động hiệu quả, và xuất bản nội dung quy mô toàn cầu.

Việc dịch chuyển lưu trữ, sản xuất và xuất bản nội dung lên đám mây AWS sẽ cho phép các hãng truyền thông giảm thiểu chi phí đầu tư vốn vào hạ tầng CNTT, đồng thời tái phân bổ các nguồn lực cho sáng tạo nội dung và gắn kết khách hàng.

Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ của AWS gồm”  Masan, Vietjet air, VTV go,...

Trong đó, Đài truyền hình VTV để phát sóng 9 kênh truyền hình trên Internet cho các khán giả trong và ngoài nước, qua đó thấy được tiềm năng lớn của Amazon, hay cụ thể là dịch vụ Amazon Web Services mang lại trong ứng dụng truyền hình và OTT tại Việt Nam.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Amazon đã thiết lập hơn 20 văn phòng đại diện đặt tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm hỗ trợ lượng khách hàng đang tăng trưởng mạnh mẽ và hệ sinh thái đối tác kênh của công ty.

"Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, cùng đó là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, do vậy, quyết định mở văn phòng Việt Nam đã giúp đám mây Amazon Web Services - AWS có thể vận hành các dự án tại đây trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn hơn trong việc hỗ trợ người dùng, doanh nghiệp", ông Paul Chen khẳng định.

Tin bài liên quan