9 giải pháp trọng tâm phát triển TP.HCM trong năm 2021

9 giải pháp trọng tâm phát triển TP.HCM trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
UBND TP.HCM đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Báo cáo tại hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2021 được tổ chức sáng nay, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, với chủ đề “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tê trên các ngành, lĩnh vực.

Cùng với đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng đôi mới, sáng tạo, đây mạnh chuyên đôi số, xây dựng Thành phố thông minh,…

Để thực hiện hàng loạt kỳ vọng trong năm 2021 khi mà đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường trên thế giới, UBND Thành phố đề ra 09 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực.

Trong đó, TP.HCM sẽ không chỉ không để dịch bùng phát trở lại, nhất là tại các trường học, bệnh viện, khu tập trung đông dân cư,…mà còn tập trung triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp lần 2 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

TP.HCM kỳ vọng phát huy hiệu quả các Hội đồng phát triển các ngành kinh tế với vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và tổ chức tài chính.

Từ đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định, các chương trình tín dụng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp; phấn đấu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%; tăng trưởng huy động vốn khoảng 13% - 14%.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (Ảnh: Hồng Phúc).
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (Ảnh: Hồng Phúc).

Thứ ba, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần XI có hiệu quả ngay từ năm đầu.

Trong đó, tập trung triển khai đảm bảo tiến độ 51 nội dung, chương trình đề án trong 03 chương trình đột phá về đổi mới quản lý, một chương trình trọng điểm về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố,…

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực trên cơ sở tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo đó, trước hết là đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn. Ngoài ra, TP.HCM sẽ bổ sung chính sách hỗ trợ chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học - công nghệ.

Thêm vào đó, phấn đấu có hai sản phẩm thương mại hóa thành công từ Trung tâm Nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao cũng như đăng ký ít nhất 04 sáng chế và giải pháp hữu ích; ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước và quốc tế (ISI, Scopus),…

Thứ năm, đẩy mạnh thiết kế đô thị phục vụ quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, như triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Thành ủy TP.HCM về tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030.

Thứ sáu, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai như triển khai cơ bản quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, thực hiện tốt Chỉ thị số 23 về giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn,…

Thứ bảy, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Thứ tám, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.

Và nhiệm vụ cuối cùng là giữ vững ổn định an ninh chính trị, quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Ông Võ Văn Hoan cũng cho biết, TP.HCM đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2021, trong đó, có 2 chỉ tiêu về cải cách hành chính, 6 chỉ tiêu về kinh tế, 6 chỉ tiêu về xã hội,…

STT

Cải cách hành chính

Kinh tế

Xã hội

1

Nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính.

GRDP đạt từ 6% trở lên, trong đó, 60% từ khu vực dịch vụ.

85,6% trong tổng số lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.

2

Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 91% trở lên.

GRDP bình quân đầu người đạt 6.500 USD/người.

Tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%.

3


Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP

Giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố.

4


Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng họp vào GRDP đạt trên 42%.

Đạt tỷ lệ 20,2 bác sĩ/vạn dân, 42 giường bệnh/vạn dân.

5


Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 0,7%/GRDP.

Duy trì 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đến trường đều được đi học.

6


Tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,7%/năm.

Tỷ suất sinh đạt ít nhất 1,4 con/phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.

Năm nay, TP.HCM đặt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 từ ngân sách Trung ương là hơn 3.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước cho 04 dự án (tổng vốn gần 212 tỷ đồng) và vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho 6 dự án (tổng vốn hơn 3.600 tỷ đồng).

Tổng chi ngân sách địa phương trên địa bàn Thành phố năm 2021 dự kiến khoảng 97.000 tỷ đồng và tổng thu ngân sách Nhà nước kỳ vọng đạt khoảng 365.000 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa hơn 248.000 tỷ đồng, khoảng 108.000 tỷ đồng từ hoạt động xuất khẩu.

Tin bài liên quan