Tuy nhiên, đôi khi những hành động tưởng như hợp lý lại có thể gây ra những sai lầm. Trong số các sai lầm doanh nhân thường mắc, 5 sai lầm dưới đây được coi là sai lầm mang tính chiến lược và nghiêm trọng nhất. Mỗi sai lầm gây một tác động nhiều lớp đến doanh nghiệp và tác động trực tiếp khiến cho một doanh nghiệp suy yếu dần.
1. Mất quá nhiều thời gian cho việc đánh giá xu hướng và cải thiện tính cạnh tranh
Tại sao điều này lại bị coi là một sai lầm?
Những bạn trẻ thường tập trung quá nhiều vào tính cạnh tranh, liên tục so sánh bản thân mình với người khác, ganh đua và theo đuổi những xu hướng mới nhất. Những vị phụ huynh tâm lý sẽ khuyên con em mình, thay vì chú ý đến người khác, hãy tìm cách để thể hiện cá tính riêng của mình.
Là người lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân thường có xu hướng cạnh tranh với nhau, mà quên đi việc cần phải đổi mới và tạo sự đột phá. Hiệu quả của việc quá chú trọng vào sự cạnh tranh này cũng chỉ tương tự như các “thiếu niên thích ganh đua” đã nói ở trên, cố gắng đi theo những dấu chân đã có và cố “vượt mặt” họ. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ đánh mất đi sự khác biệt, chính là nguồn động lực của đổi mới và sáng tạo.
2. Chỉ đánh giá những kết quả trước mắt
Tại sao điều này lại bị coi là một lỗi sai?
Đánh giá kết quả là tốt nhưng việc đánh giá kết quả nhầm chỗ lại đặt doanh nghiệp làm trung tâm thay vì đặt khách hàng làm trung tâm. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không nhận biết được việc khách hàng không hài lòng và đánh mất đi sự trung thành của họ.
Lãnh đạo doanh nghiệp thường rất coi trọng việc đo lường những gì có thể đo đếm được. Họ có thể đánh giá những nỗ lực của doanh nghiệp thay vì xem xét hiệu quả của nó trong môi trường mà những nỗ lực của doanh nghiệp thực sự có tác động. Ví dụ như đánh giá trải nghiệm của khách hàng và những lợi ích mang lại cho cộng đồng và xã hội. Lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng coi trọng những gì hiện hữu hơn là tính chất quan trọng của sự việc. Trong khi đó, thành công của một doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh có thể được đánh giá bằng việc xem xét những tác động đến đời sống khách hàng, cộng đồng và hệ sinh thái. Những điều này có ý nghĩa hơn.
Bà Carol Sanford - tác giả của bài viết nằm trong loạt bài Chia sẻ tư duy doanh nhân – Chương trình Giải thưởng EY – Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp 2014
3. Đánh cược vào những dự án không biết trước hậu quả
Đưa ra ý tưởng hoặc thực hiện ý tưởng sai lầm là một trong những cách sử dụng tài nguyên lãng phí nhất, cũng giống như cá độ hoặc sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất là thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá.
Sai lầm lớn nhất của doanh nhân là đánh cược vào những dự án không thể dự đoán trước hậu quả và đánh giá được thành quả một cách toàn diện. Không thể mang doanh nghiệp ra thử nghiệm một cách hệ thống trên phạm vi rộng và ảnh hưởng lớn trên toàn bộ doanh nghiệp, đặc biệt là những ảnh hưởng về tài chính.
Vì vậy, khi đánh giá một ý tưởng mới, doanh nhân cần phải nắm bắt được những yếu tố về sản phẩm, thị trường, cách tổ chức cũng như những ảnh hưởng về tài chính, đưa ra dự đoán chính xác về những vấn đề cốt lõi. Doanh nhân cần có các kế hoạch hành động ứng với từng lĩnh vực/vấn đề và lường trước được những vấn đề quan trọng, nên và không nên xử lý sau khi đã xảy ra hậu quả.
4. Sử dụng nghiên cứu thị trường để định hình khách hàng
Tại sao điều này lại bị coi là một sai lầm? Sai lầm ở chỗ doanh nghiệp tự cho rằng họ đã biết rõ thị trường của mình, nhưng thực tế đang làm mất đi cơ hội quan trọng nhất dẫn đến sự thành công, đó là sự liên kết, gắn bó trực tiếp với khách hàng.
Thường, theo quy trình kinh doanh chuẩn mực, doanh nghiệp sẽ thuê bên thứ ba làm nghiên cứu về thị trường, tiềm năng của thị trường và khách hàng hiện tại. Những thông tin được tập hợp sẽ được chuyển đến những người chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng, kiểm tra và giám sát quá trình nghiên cứu thị trường, thường là từ những người làm quảng cáo/ marketing của doanh nghiệp.
Các thông tin sẽ tiếp tục được phân loại và chuyển đến những bộ phận khác để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm, thiết kế bao bì, cải thiện hoạt động và vô số những chức năng khác. Trong quá trình này, có một vài sai lầm có thể xảy ra.
Thứ nhất, nhiều cách diễn giải/dịch thuật khác nhau sẽ dẫn đến việc thông tin từ khách hàng đến các nhà nghiên cứu thị trường, những người diễn giải nghiên cứu thị trường này, đến những bộ phận sẽ sử dụng thông tin bị sai lệch. Những công việc dựa trên kết quả nghiên cứu này sẽ mang tính “di truyền” do mối liên kết với người sử dụng nghiên cứu cuối cùng và đối tượng nghiên cứu đã bị sai lệch và ngắt quãng trong quá trình chuyển tại.
Thứ hai, các doanh nghiệp thường lầm tưởng rằng khách hàng biết họ muốn gì nhưng thực chất nhiều khi họ lại không biết. Steve Jobs có một câu nói nổi tiếng: “Việc hỏi người ta muốn gì là một việc vô ích vì họ thường không biết hoặc không biết rõ cho đến khi họ nhìn thấy tận mắt hoặc trải nghiệm”. Học viện Nghiên cứu Tiếp thị Harvard đưa ra thông tin là 80% những sản phẩm/dịch vụ mới tung ra thị trường là thất bại vì đi trệch hướng, kể cả sau khi đã nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng.
Thứ ba, nếu khách hàng có thể nói cho doanh nghiệp biết họ muốn gì, họ có thể nói với cả thế giới. Nếu chỉ dựa vào những điều khách hàng nói, cũng giống như việc chọn mua một món quà phổ biến nhất trên thị trường mà ai cũng có.
5. Áp dụng những thông lệ phát triển bền vững của doanh nghiệp khác
Tại sao điều này lại bị coi là một sai lầm?
Khi doanh nghiệp áp dụng các kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đó đang hành động mà không có niềm tin liệu kế hoạch này có đóng góp xây dựng cộng đồng, môi trường tài chính và nền kinh tế tốt đẹp hơn hay không. Vô hình chung, doanh nghiệp sẽ mất đi nguồn động lực và tính đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy phát triển.
Ngày nay, khi mà xu hướng phát triển “bền vững” dần trở thành một ngành kinh doanh, doanh nghiệp có thể mua được những dịch vụ này. Họ có thể thuê nhà tư vấn để thực hiện trách nhiệm xã hội thay cho mình.
Khi một doanh nghiệp làm việc với tư duy chiến lược, bất kì quyết định nào cũng đều xuất phát từ nguyên tắc và niềm tin cốt lõi. Khi niềm tin và nguyên tắc được “mượn” từ một đơn vị khác, nhân viên sẽ làm theo những quy định được cho là tốt nhất nhưng không trả lời được câu hỏi quan trọng nhất rằng: “Điều này có tạo nên sự khác biệt mang tính tích cực cho sự tồn tại và phát triển của các bên liên quan mật thiết với doanh nghiệp hay không?”
Tệ hơn nữa, với việc làm theo những thông lệ tốt của doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro trong việc mất đi sự khác biệt để rồi quay trở lại lỗi sai thứ nhất, dành quá nhiều thời gian và sự tập trung vào xu hướng và các đánh giá mang tính ganh đua.
Tác giả của bài viết nay, Bà Carol Sanford, đã lãnh đạo tư vấn về những nỗ lực thay đổi cho các công ty trong danh sách Fortune 500 và những doanh nghiệp mới của nền kinh tế trong suốt 30 năm. Bà tin rằng các doanh nghiệp có thể và sẽ đóng vai trò chính trong việc tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bà Carol đã xuất hành rất nhiều ấn phẩm bằng 10 thứ tiếng, được bình chọn trong danh sách Những cuốn Cuốn sách kinh doanh tốt nhất năm (trong số 11,000 đầu sách) và có tên trong Top 100 người đi đầu trong cách ứng xử kinh doanh 2012. (Top 100 Thought Leaders in Trustworthy Business Behaviour – 2012). |