30% việc làm ngành ngân hàng sẽ biến mất trong 5 năm tới

30% việc làm ngành ngân hàng sẽ biến mất trong 5 năm tới

Ngành ngân hàng thế giới đang có xu huớng sử dụng các công nghệ hiện đại để cắt giảm lao động nhằm tiết giảm chi phí.

Vikram Pandit - người từng điều hành Citigroup suốt cuộc khủng hoảng tài chính cho biết những phát triển công nghệ có thể khiến 30% việc làm ngành ngân hàng biến mất trong 5 năm tới.

Pandit chia sẻ với Bloomberg rằng trí tuệ nhân tạo và robot sẽ làm giảm nhu cầu tuyển dụng lao động.

"Mọi thứ diễn ra với trí tuệ nhân tạo, robot và ngôn ngữ tự nhiên - tất cả những điều này sẽ làm quy trình trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ thay đổi các văn phòng", Pandit cho biết. Ông hiện là CEO Orogen Group - một doanh nghiệp do Pandit đồng sáng lập năm ngoái.

Những công ty lớn nhất tại phố Wall đang sử dụng các công nghệ bao gồm ngôn ngữ máy học và điện toán đám mây để tự động hoá hoạt động của họ.

Động thái này khiến nhiều nhân viên phải chấp nhận mất việc hoặc tìm vị trí mới. CEO Tom Montag của Bank of America Corp cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí bằng nhiều cách sử dụng công nghệ để thay thế con người.

Theo một báo cáo từ tháng 3/2016, lượng người cho vay ước tính giảm 30% trong giai đoạn 2015-2025, chủ yếu vì tự hoá trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

30% việc làm ngành ngân hàng sẽ biến mất trong 5 năm tới ảnh 1

 Nhân sự ngành ngân hàng có thể mất 30% trong 5 năm tới. Ảnh: Bloomberg

Điều này sẽ khiến 770.000 lao động tại Mỹ và khoảng 1 triệu lao động ở châu Âu trong ngành ngân hàng bị mất việc, Citigroup cho biết.

Hồi tháng 6, CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase & Co đã cảnh báo những ảnh hưởng quá mức của công nghệ đến việc làm. Trong khi các ngân hàng đang sử dụng công nghệ để tiết giảm chi phí, Dimon cho biết số lượng lao động tại công ty ông sẽ tiếp tục tăng khi phải thuê nhiều nhân viên kỹ thuật hơn.

Pandit cho rằng lĩnh vực ngân hàng đang trở nên vô cùng cạnh tranh. Ông đã thấy trước được sự xuất hiện của những nhà cung cấp chuyên biệt cũng như sự hợp nhất trong ngành này.

"Tôi thấy một thế giới ngân hàng đang chuyển từ các thể chế tài chính lớn sang một tổ chức phi tập trung hoá hơn", Pandit nhấn mạnh.

Từ khi rời khỏi Citigroup, Pandit đã đầu tư vào các startup tài chính phi ngân hàng như liên doanh CommonBond hay Point Digital Finance.

Năm ngoái, ông thành ljapa Orogen cùng với hãng đầu tư Atairos Group nhằm mua lại cổ phần của các công ty dịch vụ tài chính.

Tin bài liên quan