Đây là lần điều chỉnh mức thu phí theo lộ trình tăng phí sử dụng đường bộ trên Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính quy định để duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 và phần còn lại để hoàn vốn theo phương án tài chính của Dự án đường cao tốc Hà Nội

Đây là lần điều chỉnh mức thu phí theo lộ trình tăng phí sử dụng đường bộ trên Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính quy định để duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 và phần còn lại để hoàn vốn theo phương án tài chính của Dự án đường cao tốc Hà Nội

Từ 1/4, đồng loạt tăng phí Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Bắt đầu từ 0h ngày 01/04/2016, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) sẽ điều chỉnh mức thu phí sử dụng đường bộ đối với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5.

Đây là lần điều chỉnh mức thu phí theo lộ trình tăng phí sử dụng đường bộ trên Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính quy định để duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 và phần còn lại để hoàn vốn theo phương án tài chính của Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

Cụ thể, tại đợt điều chỉnh này, phí đường bộ qua 2 trạm Quốc lộ 5 đối với toàn bộ 5 loại phương tiện cơ giới phổ biến đều sẽ được điều chỉnh tăng, trong đó,mức phí áp dụng cho xe tiêu chuẩn – loại dưới 12 ghế, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng là 45.000 đồng/lượt.

Đây là đợt tăng thứ hai trong vòng 5 tháng qua theo lộ trình điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ tại Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính ấn định tại Thông tư số 153.

Được biết, theo Thông tư số 153 của Bộ tài chính, mức thu phí đường bộ Quốc lộ 5 tại 2 trạm sẽ được điều chỉnh theo 2 giai đoạn. Theo đó, từ 1/12/2015 đến hết ngày 31/3/2016, mức phí một lượt cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 160.000 đồng. Từ sau 31/3/2016, mức tăng phí lên tương ứng 45.000 đồng và 200.000 đồng.

Đối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mức phí tăng từ 1.500 đồng lên 2.000 đồng/km/PCU.

Theo Chủ tịch HĐQT Vidifi Đào Văn Chiến, bắt đầu từ tháng 12/2015 (sau 7 năm triển khai xây dựng), đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được đưa vào khai thác và sử dụng toàn tuyến. Công trình được thiết kế phù hợp và dự án đã được thanh tra Bộ Xây dựng, kiểm toán nhà nước kiểm toán, hội đồng nghiệm thu nhà nước tổ chức nghiệm thu, cho đến nay được đánh giá cơ bản tốt.

Đối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mức phí tăng từ 1.500 đồng lên 2.000 đồng/km/PCU

Hiện nay mỗi ngày có gần 20.000 lượt xe lưu thông trên tuyến cao tốc này; bước đầu đã giảm tải cho quốc lộ 5 và khẳng định vai trò là một trong những tuyến đường động lực phát triển chính cho khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Là công trình có hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn, nhưng việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Dự án đã được Nhà nước hỗ trợ 39% tổng mức đầu tư, trong đó chủ đầu tư phải rất cố gắng để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị được giao để thu được 16% từ tiền sử dụng đất; được thu phí quốc lộ 5 theo Thông tư 159/2013/TT-BTC và thu phí đường cao tốc với mức tương đương với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây để hoàn vốn nhưng VIDIFI vẫn phải mất đến 30 năm mới thu hồi được vốn đầu tư. Nếu không tăng phí theo phương án tài chính đã được các bộ ngành phê duyệt thì phương án tài chính không đảm bảo và sẽ không đủ trả lãi ngân hàng.

Không vì mục tiêu lợi nhuận

Ông Chiến khẳng định, Ngân hàng phát triển Việt Nam và VIDIFI đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng không vì mục tiêu lợi nhuận và đã cố gắng hết sức để xin hỗ trợ từ Nhà nước, tăng các nguồn thu khác như đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp được giao để thu hồi một phần vốn và để có thể thu phí ở mức hợp lý. Tuy nhiên, để thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và sửa chữa, bảo dưỡng cải tạo Quốc lộ 5 và trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn không thể hỗ trợ thêm cho Dự án nên việc tăng phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 5 là không thể không thực hiện.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng phí theo phương án tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận còn nhằm thực hiện đúng phương án tài chính để tạo điều kiện có thể chuyển nhượng một phần hợp đồng BOT Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho các đối tác.

Hiện VIDIFI đang phối hợp với Cục Quản lý đường bộ I tiếp nhận bàn giao hồ sơ tài liệu và hiện trạng hệ thống đường, cầu và các công trình trên tuyến từ km11+135 đến km92+460; và phối hợp với Sở GTVT Hải Phòng tiếp nhận bàn giao hồ sơ tài liệu và hiện trạng hệ thống đường, cầu và các công trình trên tuyến từ km92+460 đến km113+252 (cuối tuyến).

“Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận bàn giao hiện trạng tuyến đường, VIDIFI cam kết sẽ xây dựng phương án trước mắt và lâu dài cho việc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 5 để đảm bảo an toàn giao thông và phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân trong vùng”, ông Chiến khẳng định.

Tin bài liên quan