Xu hướng giảm dần hình thức giao dịch tại quầy là đang được chứng mình bằng những con số cụ thể

Xu hướng giảm dần hình thức giao dịch tại quầy là đang được chứng mình bằng những con số cụ thể

“Tương lai số” cho ngân hàng là không thể đảo ngược

(ĐTCK) Chiến lược Ngân hàng số, không chỉ lãnh đạo các ngân hàng Việt Nam quan tâm mà lãnh đạo các ngân hàng trong khu vực ASEAN cũng bàn thảo về định hướng này bởi đây là chiến lược cho tương lai.

Tại Diễn đàn Chiến lược ngân hàng ASEAN tại Singapore vừa được tổ chức, các chuyên gia quốc tế đều chung quan điểm về một “tương lai số” cho ngành ngân hàng.

Theo khảo sát toàn cầu mới nhất năm 2016 của EY đối với Ngân hàng bán lẻ dành cho khu vực được công bố tại Diễn đàn thì có tới 53% khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng toàn cầu tin vào một cách thức tiếp cận khác với dịch vụ tài chính mà không phải là một ngân hàng có phòng giao dịch theo cách truyền thống.

Khảo sát cho thấy, ngay cả tại Trung Quốc với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng khá phổ biến, thì mức độ tin cậy vào hình thức giao dịch này hiện cũng chỉ còn 79%, các thị trường khác như Malaysia, Indonesia, Singapore, Hồng Kông, Australia tình hình đã đảo ngược. Sự tin tưởng vào các hình thức giao dịch hiện đại, thông qua các đơn vị trung gian thậm chí còn lên tới 64%.

Xu hướng càng ngày càng muốn giao dịch trên online nhiều hơn nên xu hướng số hóa ngày càng tăng cường   

Khảo sát cũng cho biết, do sự phát triển của các hình thức giao dịch hiện đại như internet banking, ATM, ví điện tử… khiến số lượng người đến giao dịch tại quầy càng ít đi. Ví dụ tại Singapore, 44% khách hàng sử dụng internet banking qua máy tính để bàn; 29% cho mobile banking; 24% cho giao dịch ATM và chỉ có 4% đến chi nhánh, 5% liên lạc qua điện thoại với trung tâm hỗ trợ khách hàng.

Hay như tại Indonesia, 70% khách hàng rất thích “đến ngân hàng nếu có những cách tương tác khác nhau với ngân hàng”; 50% khách hàng Trung Quốc được khảo sát cho biết “vui hơn nếu có ít chi nhánh hơn nhưng cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng; 64% khách hàng Trung Quốc thấy “thời gian duy nhất muốn nói chuyện với nhân viên ngân hàng khi giao dịch trên online không đủ tốt”.

Rõ ràng, xu hướng càng ngày càng muốn giao dịch trên online nhiều hơn nên xu hướng số hóa ngày càng tăng cường.

Chào đón “kẻ phá bĩnh”

Tại Diễn đàn, Giám đốc sáng tạo của DBS Singapore, ông Neal Cross cho biết: “Đối mặt với những công nghệ ‘phá bĩnh’, chúng ta có 3 sự lựa chọn: thứ nhất, từ chối; thứ hai, là nạn nhân; thứ ba, nếu như sự “phá bĩnh” là một trò chơi, chúng ta sẽ là kẻ “phá bĩnh”. Và DBS lựa chọn số 3, chủ động tham gia trò chơi”.

Theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam, từ khảo sát của EY có thể thấy nhu cầu của khách hàng với dịch vụ ngân hàng đang tăng lên bởi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, được chiều chuộng hơn, chủ động hơn, và hiểu biết hơn các dịch vụ từ những công ty không phải là ngân hàng nhưng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử (FinTech).

“Khảo sát phần nào đã cho thấy các công ty FinTech đang bùng nổ ở khắp các thị trường đang đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng và mục tiêu ‘khách hàng là trọng tâm’ chưa bao giờ là sai đối với các ngân hàng”, bà Dương nhấn mạnh.

Theo bà Dương, các ngân hàng kể cả những ngân hàng toàn cầu quy mô rất lớn đều phải trăn trở về chiến lược cho tương lai. Cách thức giao dịch truyền thống vẫn đang chiếm chủ đạo, đặc biệt ở các dịch vụ phức tạp mà các hình thức giao dịch từ xa, giao dịch qua bên thứ ba như FinTech không giải quyết được. Nhưng xu hướng giảm dần hình thức giao dịch tại quầy là đang được chứng mình bằng con số cụ thể.

“Đây là cơ hội và thách thức cho các ngân hàng, một chiến lược thế nào cho phù hợp phụ thuộc vào năng lực nội tại của ngân hàng bởi không có công thức chung cho tất cả”, bà Dương nói.

Theo Tổng Giám đốc Citibank Malaysia, ông Lee Lung Nien: “Chúng ta nhìn thấy những xu hướng mới, và các giải pháp về công nghệ của FinTech. Để có lợi nhuận được và cạnh tranh được, cần phải có một mô hình hoạt động mới”.

“Chúng tôi đang số hóa dịch vụ một cách nhanh chóng, đưa ra sản phẩm mới với những trải nghiệm mới tới khách hàng ở tốc độ mà chúng tôi chưa từng trải qua trước kia”, ông Lee Lung Nien chia sẻ cách mà Citibank Malaysia đang làm để giữ phát triển trong thời đại số.

Tin bài liên quan