Năm 2013, ACB vẫn trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi 20 tỷ đồng, ngang bằng mức của năm trước

Năm 2013, ACB vẫn trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi 20 tỷ đồng, ngang bằng mức của năm trước

Thù lao lãnh đạo ngân hàng tiền tỷ để... giữ người?

(ĐTCK) Mặc dù lợi nhuận, cổ tức giảm…, song HĐQT nhiều ngân hàng vẫn đề nghị ĐHĐCĐ thông qua thù lao của các thành viên trong HĐQT, Ban kiểm soát ở mức cao. Nhiều cổ đông nhỏ đã phàn nàn, nhưng ngân hàng lại đưa lý do giữ... nhân tài!

Để đảm bảo ổn định các hoạt động kinh doanh năm 2014, HĐQT Sacombank tiếp tục trình cổ đông thông qua thù lao và chi phí hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát ở mức 2% lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm tài chính 2014 tại cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra mới đây. Đồng thời, HĐQT nhà băng này cũng đã trình ĐHĐCĐ thông qua việc tiếp tục thực hiện cơ chế trích thưởng 20% lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế Sacombank đưa ra cho năm nay ở mức 3.000 tỷ đồng, song lãnh đạo ngân hàng này kỳ vọng mức đạt được sẽ cao hơn khoảng 10%.

Trong năm qua, Sacombank đạt 2.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát ở mức 2% lợi nhuận trước thuế.

Với tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng trong năm qua, trong đó lợi nhuận riêng Ngân hàng mẹ ACB là 868 tỷ đồng, ACB vẫn trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi 20 tỷ đồng, ngang bằng mức của năm trước.

Tương  tự, tại MeKong Bank, mặc dù lợi nhuận trước thuế năm qua chỉ trên 100 tỷ đồng, nhưng nhà băng này sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc trích quỹ khen thưởng 2% lợi nhuận còn lại sau khi đã trích các quỹ theo quy định. Đồng thời, quỹ phúc lợi cũng được MeKong Bank trích ở mức 2% lợi nhuận còn lại sau khi đã trích các quỹ. Riêng thù lao HĐQT, Ban kiểm soát năm 2012 của MeKong Bank là 6 tỷ đồng.

Năm 2013 dự kiến chi 11,5 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm rồi MeKong Bank chỉ mới thực hiện chi trả 6,7 tỷ đồng, giảm 4,8 tỷ đồng s o với kế hoạch. Trong đó, thù lao HĐQT là 4,7 tỷ đồng cho 5 thành viên. Mức thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát mà MeKong Bank dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua trong kỳ họp diễn ra ngày 15/4 tới cũng chỉ ngang bằng mức của năm 2013 với 6,7 tỷ đồng.”

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2014 diễn ra mới đây, HĐQT NamA Bank đã trình cổ đông thông qua ngân sách hoạt động, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát ở mức 10 tỷ đồng. Mức này cũng không giảm so với năm trước. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế NamA Bank đưa ra năm nay là 210 tỷ đồng so với mức đạt được của năm rồi là 183 tỷ đồng.

Thù lao HĐQT và Ban kiểm soát cũng như trích quỹ khen thưởng thường được tính trên tổng lợi nhuận trước và sau thuế. Thế nhưng, tại cuộc họp ĐHĐCĐ của một ngân hàng hợp nhất vừa mới diễn ra, HĐQT nhà băng này đã trình cổ đông thông qua mức thù lao HĐQT và Ban kiểm soát trên tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng. Điều này đã khiến cổ đông tỏ ra bức xúc và thắc mắc. HĐQT và Ban lãnh đạo Ngân hàng lý giải, do đang trong quá trình tái cơ cấu nên nguồn lợi nhuận thu về không đáng kể. Trong khi, để khuyến khích và động viên những người là nòng cốt điều hành ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc, phải có chính sách xứng đáng… Vì thế, HĐQT nhà băng này mong muốn được cổ đông chia sẻ để có thể đưa ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

“Do đó, HĐQT đề nghị được ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT xem xét, quyết định điều chỉnh mức thù lao, thưởng, các lợi ích khác đối với thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và ngân sách hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo công tác điều hành hiệu quả nhất trong năm nay”, đại diện nhà băng trên nói.

Trong khi đó, ở một số nhà băng khác, mức thù lao HĐQT, ban kiểm soát có phần khiêm tốn hơn, nhưng mức khen thưởng lại được HĐQT ngân hàng nâng lên khá cao. Chẳng hạn, tại VietA Bank, năm 2012, thù lao HĐQT chỉ ở mức 1% lợi nhuận trước thuế 211 tỷ đồng. Trong khi, trích quỹ phúc lợi khen thưởng là 13,5 tỷ đồng.

Các ngân hàng lý giải, việc điều chỉnh thù lao HĐQT, Ban kiểm soát ở mức phù hợp là nhằm để đảm bảo công tác điều hành đạt được hiệu quả trước tình hình có nhiều khó khăn hiện nay, đặc biệt khi tình hình nhân sự cấp cao trong ngành đang có biến động mạnh.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, trong thời gian tới, khi cuộc họp ĐHĐCĐ của các ngân hàng tiếp tục diễn ra, sẽ có không ít nhà băng thay “máu” nhân sự ở các vị trí chủ chốt và có ngân hàng thay cả chủ tịch, tổng giám đốc.          

Tin bài liên quan