BIDV vừa công bố giảm đến 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn tối đa không quá 10%/năm đối với các khách hàng tốt

BIDV vừa công bố giảm đến 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn tối đa không quá 10%/năm đối với các khách hàng tốt

Thêm ngân hàng rục rịch hạ lãi suất cho vay

(ĐTCK) Ngay sau lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, một loạt ngân hàng đã nhanh chóng công bố các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp…

Cụ thể, TPBank đã công bố dành 5.000 tỷ đồng cho vay các DN xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại TPBank và các DN công nghiệp phụ trợ với mức lãi suất ưu đãi từ 6,9%/năm.

Còn SHB áp dụng mức lãi suất ưu đãi tối đa 10%/năm đối với các khoản vay trung dài hạn; khoản cho vay ngắn hạn xem xét giảm lãi suất 0,5%/năm so với mức lãi suất hiện hành dành cho DN hoạt động trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, DN ứng dụng công nghệ cao.

"Các ngân hàng đương nhiên không muốn có một mức lãi suất cao đối với DN trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nhưng hạ lãi suất cho vay trong ngắn hạn thì có thể trầy trật cố gắng" - lãnh đạo một ngân hàng.

Trong khi đó, BIDV công bố giảm đến 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn tối đa không quá 10%/năm đối với các khách hàng tốt, vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh...

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo nhiều ngân hàng chia sẻ, các ngân hàng có vốn của Nhà nước dư khả năng hạ lãi suất, bởi chi phí vốn thấp do nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ các tập đoàn, tổng công ty có vốn của Nhà nước lớn. Tuy nhiên, tại các ngân hàng tầm trung nhỏ lại có rất nhiều thách thức. Bởi các ngân hàng này phải huy động vốn cao hơn, bên cạnh đó là trích lập dự phòng rủi ro cao… khiến  lãi suất cho vay ra khó có thể giảm mạnh.

“Các ngân hàng đương nhiên không muốn có một mức lãi suất cao đối với DN trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nhưng hạ lãi suất cho vay trong ngắn hạn thì có thể trầy trật cố gắng. Vấn đề là làm sao để duy trì được mức lãi suất thấp một cách bền vững”, một lãnh đạo ngân hàng trăn trở.

Đối với khuyến nghị được đề cập những ngày qua dành cho NHNN là đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông qua các kênh như OMO, tái cấp vốn… tạo ra thanh khoản dẫn đến chi phí vốn rẻ, kéo mặt bằng lãi suất huy động và cả cho vay xuống. Tuy nhiên, đi cùng với đó cũng là những quan ngại về lạm phát kỳ vọng đã ở mức 3 - 5% nên nếu đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông, cần rất cẩn trọng với nguy cơ bùng nổ “bong bóng” tín dụng.

Hay với kiến nghị giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với mức hiện tại (là 8% với kỳ hạn dưới 1 năm, 6% với kỳ hạn từ 1 năm trở lên với ngoại tệ; và 3% với kỳ hạn dưới 1 năm và 1% với kỳ hạn từ 1 năm trở lên với VND), nhiều chuyên gia cho rằng, với ngoại tệ thì không có vấn đề gì, nhưng với đồng VND là rất đáng bàn.

Một chuyên gia kinh tế phân tích, dự trữ bắt buộc nhằm bảo đảm tính an toàn cho hệ thống. Cứ 100 đồng huy động vào sẽ mang 3 đồng gửi NHNN (đôi khi có lãi nhưng thường không có lãi) để không cho vay quá nhiều đề phòng lúc gặp khó khăn. Đây là tỷ lệ được xem là tối thiểu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà thanh khoản của hệ thống vẫn trong tình trạng rất mỏng.

Việc giảm gánh nặng chi phí vốn cho cộng đồng doanh nghiệp, được các chuyên gia kinh tế và các lãnh đạo ngân hàng cho rằng là vấn đề đúng đắn và cấp thiết, nhưng điều đó không thể chỉ trông vào hệ thống ngân hàng.

Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển thị trường tài chính cân bằng, đa dạng với thế chân kiềng: hệ thống tín dụng – thị trường chứng khoán – thị trường trái phiếu. Theo ông Hà, 3 chân kiềng này của thị trường tài chính Việt Nam hiện đang khập khiễng. Vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế đang phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống tín dụng, trong khi TTCK và trái phiếu chưa phát triển.

Với tổng tài sản hệ thống ngân hàng chiếm tới 76% hệ thống tài chính (so với bình quân ASEAN khoảng 42%), tín dụng ngân hàng bằng 100% GDP (bình quân ASEAN là 70% GDP); trong khi tỷ lệ vốn hóa chứng khoán Việt Nam bằng khoảng 34% GDP (bình quân ASEAN 66% GDP), tỷ lệ vốn hóa thị trường trái phiếu của Việt Nam chỉ bằng 22% GDP (bình quân ASEAN là 54%), rõ ràng cần phát triển mạnh TTCK và trái phiếu để tạo kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

“Để giảm sức ép lên lãi suất và cạnh tranh nguồn vốn trung - dài hạn, Chính phủ cần xem xét giảm lượng phát hành trái phiếu chính phủ… Tiếp tục thực hiện tiết giảm chi tiêu và đa dạng hóa đầu tư công, đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư (PPP) đối với các lĩnh vực không hạn chế tư nhân, đồng thời có tính đột phá, lan tỏa như nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ, đầu tư kết cấu hạ tầng… ”, ông Hà nói.   

Tin bài liên quan