NHNN kỳ vọng các kiến nghị về việc xử lý tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu sẽ được tháo gỡ

NHNN kỳ vọng các kiến nghị về việc xử lý tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu sẽ được tháo gỡ

Tài sản nợ xấu là rất nhiều dự án tốt, ngân hàng kêu không bán được

(ĐTCK) Mặc dù có tài sản đảm bảo và thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, song với các khoản nợ xấu liên quan đến dự án lớn vẫn rất khó có thể phát mãi, chuyển nhượng.

Tại cuộc họp giữa NHNN và các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM diễn ra ngày 12/4, các vướng mắc đã được phía tổ chức tín dụng nếu ra, trong đó rào cản lớn nhất vẫn là việc xử lý tài sản đảm bảo trong quá trình xử lý nợ xấu vẫn còn nhiêu khê, dẫn đến quá trình xử lý thu hồi nợ xấu khó khăn, nhất là đối với các khoản nợ liên quan đến dự án lớn.

Mặc dù có tài sản đảm bảo và thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, song với các khoản nợ xấu liên quan đến dự án lớn vẫn rất khó có thể phát mãi, chuyển nhượng kể cả thị trường ấm lên.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc đối thoại trên, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho biết, trong quá trình triển khai chính sách chắc chắn sẽ có những khó khăn, vướng mắc, cần có sự phối hợp tháo gỡ để đồng nhất hành động, từ đó mới thành công và hiệu quả.

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng cho vay của ngành ngân hàng thì hiện không có nhiều vướng mắc, mà vướng mắc lớn nhất được các ngân hàng nêu ra và chúng ta cũng có thể thấy rõ đó chính là xử lý các rào cản trong quá trình xử lý nợ, phát mãi tài sản. Chỉ riêng khâu tòa án, chỉ một vụ việc giống nhau nhưng xử lý khác nhau ở các cấp tòa án.

Theo lãnh đạo các nhà băng, không phải đến thời điểm này, mà các rào cản trong quá trình xử lý nợ xấu, thi hành án đã tạo nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu. Bởi luật không cho phép ngân hàng tự phát mãi tài sản khi khoản nợ đó rơi vào nợ xấu, nếu không được sự đồng ý từ phía khách hàng nên rất khó ngăn chặn nợ.

Lãnh đạo Agribank Chi nhánh Sài Gòn thì cho biết, thời gian kê biên xử lý tài sản thế chấp của cơ quan thi hành án quá lâu.

Tương tự, ông Từ Tiến Phát, Phó tổng giám đốc ACB cũng cho hay, việc xử lý tài sản thế chấp là vấn đề đang rất vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay và thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng.

Các khoản nợ xấu liên quan đến dự án lớn vẫn rất khó có thể phát mãi, chuyển nhượng kể cả thị trường ấm lên.

Liên quan đến vấn đề xử lý tài sản, ông Thanh cho biết, thời gian gần đây, NHNN đã nỗ lực trong việc trình Chính phủ một luật riêng hoặc có một Nghị quyết riêng để trình Quốc hội thông qua trong việc giải quyết khó khăn về vấn đề xử lý tài sản đảm bảo. Nếu hoàn tất được việc này thì mọi vấn đề trong xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý một cách nhanh hơn.

Theo ông Thanh, xã hội phê phán nợ xấu của ngành ngân hàng ở mức cao. Tuy nhiên, xã hội cũng chưa cho nó một công cụ nào để có thể xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và nhanh hơn. Trong khi, nợ xấu tăng do thị trường tạo ra – đã có thị trường thì có nợ xấu; thứ hai là nợ xấu liên quan đến ngân sách nhà nước cũng rất lớn và thứ ba là nợ xấu do ngân hàng tạo ra, do đạo đức của những người làm trong ngành ngân hàng đã đi chệch hướng.

Vì thế, NHNN kỳ vọng các kiến nghị về việc xử lý tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu sẽ được tháo gỡ, nhằm đẩy nhanh tiến độ bài toán xử lý nợ xấu so với thời gian qua. Bởi hoạt động của ngành ngân hàng ngày càng đi vào thị trường, dân cư, vào các ngõ ngách của xã hội, vì thế các vướng mắc của ngân hàng đều liên quan đến xã hội.

Mọi vấn đề liên quan đến nợ xấu cần được giải quyết thì ngành ngân hàng mới có thể chủ động được trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ kinh tế phát triển. Trong đó, tăng cường cho vay các dự án, tăng cường thẩm định dự án, giảm cho vay thiếu tài sản đảm bảo…nhằm hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu.

Trong khi đó, một vấn đề khó khăn khác trong quá trình cho vay đối với các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đó chính là nợ xấu liên quan đến dự án. Nợ xấu liên quan đến các dự án thì rất phức tạp, vì có những dự án đã được chuyển nhượng nên việc thu hồi nợ là quá khó khăn.

Tài sản nợ xấu là rất nhiều dự án tốt, ngân hàng kêu không bán được ảnh 1

TP.HCM và Hà Nội là hai địa bàn có thị trường bất động sản sôi động. Nếu các ngân hàng vướng vào nợ xấu tại các dự án thì sẽ rất khó khăn. NHNN đã có kiến nghị vấn đề này lên Bộ Xây dựng tháo gỡ vướng mắc vấn đề này, nhưng đến nay cũng chưa rõ ràng. Còn nếu đưa ra tòa án thì mất rất nhiều thời gian, song khó giải quyết được. Từ đó, nguồn vốn của ngân hàng đưa ra cho nền kinh tế cũng bị mắc kẹt, khó khơi thông.

Riêng vấn đề ngân hàng kiến nghị chuyển nợ thành vốn góp chủ trương của NHNN là có, nhưng rất hạn chế mà mục tiêu chính là phải làm sao thu được nợ xấu.

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, cơ chế phối hợp giữa NHNN TP.HCM và Cục thi hành án đã phối hợp trao đổi tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý vướng mắc và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Vì thế, các ngân hàng cũng cần tích cực tham gia để nêu các vướng mắc, kiến nghị tháo gỡ. Chính nợ xấu khó được đẩy mạnh xử lý tác động đến dòng chảy của các ngân hàng và chưa thể bỏ room tín dụng.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho biết, hàng năm NHNN vẫn phải phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm cho các tổ chức tín dụng hiện có 2 hình thức: quản lý theo dư nợ bình quân và thả lỏng và quản lý theo dư nợ bình quân của năm liền kề trước đó nhằm ngăn chặn tình trạng tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu.

Cụ thể, việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, bên cạnh căn cứ vào các yếu tố vĩ mô như chỉ số lạm phát mục tiêu, đảm bảo các yếu tố trong điều hành chính sách tiền tệ thì còn phải xét đến phương án tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng đề xuất được tăng thêm trên cơ sở hoạt động kinh doanh, lĩnh vực cho vay, năng lực tài chính… của tổ chức tín dụng.

Tin bài liên quan