Với ACB, 2016 là năm đạt nhiều thành cônga

Với ACB, 2016 là năm đạt nhiều thành cônga

Kinh tế hồi phục tác động tích cực lên hoạt động ngân hàng

(ĐTCK) Mặc dù kinh tế thế giới trong năm nay được nhận định sẽ có nhiều bất ngờ, đáng chú ý là các chính sách khó đoán định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, song nhìn chung là không quá bi quan.

Các yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế toàn cầu

Theo dự báo mới nhất của Standard Chartered, tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay dự kiến đạt 3,6%, tăng so với mức 3% của năm ngoái. Nền kinh tế toàn cầu được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, dự liệu xuất khẩu liên tục từ châu Âu và thị trường tài sản bùng nổ.

Nguyên nhân chính đến từ việc Mỹ vẫn áp dụng mức lãi suất thấp trong năm qua, giá dầu ổn định và triển vọng lạc quan hơn đối với nền kinh tế Mỹ. Chu kỳ hàng tồn kho của Trung Quốc cũng đang cải thiện sau nhiều năm giảm trữ hàng, làm gia tăng cầu xuất khẩu sang Trung Quốc từ những nước còn lại của châu Á.

Về chính sách tiền tệ, kỳ vọng 2 đợt tăng lãi suất nữa của Mỹ trong năm nay sẽ đưa lãi suất USD lên mức 1,5%/năm vào cuối năm, tăng 75 điểm cơ bản so với đầu năm. Tuy nhiên, một số rủi ro bất ngờ có thể gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu năm 2017.

Ông Andrew Colin Vallis 

Thứ nhất, các chính sách khó lường của ông Donald Trump. Trong vòng 6 tháng qua, Tổng thống Mỹ đã chỉ trích một số nhà lãnh đạo trên thế giới, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới và lực lượng an ninh, cảnh sát Mỹ. Sự bất bình gây ra từ những nhận xét và hành động này vẫn chưa rõ ràng.

Sau sự thất bại trong việc bãi bỏ “đạo luật Obamacare”, có nguy cơ ông Trump sẽ thất bại một lần nữa trong việc lấy lại sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ về kế hoạch cải cách kinh tế của ông. Điều đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Thứ hai, rủi ro gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nảy sinh từ các chính sách bảo hộ của chính quyền Trump, giữa Anh quốc với châu Âu, khi Brexit đến gần và các vấn đề thương mại ở các nước khác như Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ…, khi chịu ảnh hưởng bởi những áp lực chính trị gần đây.

Thứ ba, những rủi ro chính trị ở châu Á, xung quanh việc ứng xử của Triều Tiên và nguy cơ can thiệp quân sự nếu Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ bị đe dọa. Vì vậy, năm 2017 có thể là một năm đầy bất ngờ, bất kỳ động thái tiêu cực nào cũng có thể làm mất đi triển vọng tích cực hiện nay.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ cải thiện

Standard Chartered dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trở lại trong năm 2017, đạt khoảng 6,6%, sau khi giảm xuống mức 6,2% trong năm 2016. Trong đó, công nghiệp chế biến và xây dựng vẫn là động lực tăng trưởng chính, bởi nền nông nghiệp Việt Nam đang có sự hồi phục tốt.

Xuất khẩu điện tử có giá trị gia tăng cao hơn sẽ là một thành phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, khi Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa hàng xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào hàng dệt may và da giày truyền thống. Hàng điện tử hiện đã tăng lên gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ mức 23% của năm 2014.

Dòng vốn FDI đã có bước khởi đầu mạnh mẽ so với năm trước và tăng đáng kể trong quý I/2017. Cũng như trước đây, các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore tiếp tục dẫn đầu dòng vốn đầu tư này.

Ngoài ra, cũng có thể thấy được sự quan tâm lớn hơn từ Thái Lan và những nền kinh tế khu vực khác, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam đang dần trở thành “công xưởng thế giới”, với chi phí nhân công thấp, năng suất cao và cơ sở hạ tầng cải thiện.

Tính theo tỷ lệ GDP, khối lượng thương mại Việt Nam đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Singapore và Hong Kong, vượt xa các nước như Thái Lan, Malaysia và Philippines. Nếu ngành thương mại toàn cầu khởi sắc trong năm nay, Việt Nam sẽ phát huy tốt các lợi thế sẵn có này.

Tác động tích cực trong xử lý nợ xấu

Việc cải cách ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong năm 2016. Nợ xấu tiếp tục giảm, trong đó nợ tồn đọng tại VAMC chiếm hơn 12 tỷ USD trong tổng nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam. Kỳ vọng tốc độ mua tài sản xấu của VAMC sẽ chậm lại trong năm 2017 và có sự cải thiện trong việc thu hồi nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước đã quản lý thận trọng, tạo được sự cân bằng giữa việc tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng lớn, đồng thời đảm bảo các ngân hàng nhỏ hơn tiếp tục tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán của mình.

Điều này có thể nhận thấy qua việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống từng ngân hàng ngay từ đầu năm 2017.

Đây không phải là một quá trình dễ dàng và cần một hướng giải quyết thực tế. Ngân hàng Nhà nước đã làm rất tốt công việc này.

Kinh tế hồi phục tác động tích cực lên hoạt động ngân hàng ảnh 2

Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay, đưa lãi suất USD lên mức 1,5%/năm vào cuối năm 

Mặc dù vậy, sự chậm trễ trong việc thực hiện Basel II đã phản ánh những khó khăn mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong nền kinh tế đang phát triển. Song việc áp dụng Basel II vẫn cần các ngân hàng chuẩn bị trong thời gian tới.

Việc này sẽ thúc đẩy cải thiện quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả vốn, phân bổ nguồn lực ngân hàng, đồng thời làm giảm các rủi ro cho Chính phủ (không phải “giải cứu” tài chính cho ngân hàng nào đó gặp khó khăn trong tương lai).

Chẳng hạn, với ACB, 2016 là năm nhiều thành công. Tăng trưởng tín dụng của ACB tập trung vào lĩnh vực khách hàng cá nhân và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sự gia tăng khiêm tốn hơn trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp lớn.

Nợ xấu được kiểm soát dưới mức 1% vào cuối năm. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển giai đoạn 2014 - 2018 và thúc đẩy việc chuyển đổi bảng cân đối kế toán theo định hướng khách hàng.

Trong năm qua, ACB đã đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới công tác kiểm toán nội bộ, nhằm phát hiện và cảnh báo sớm rủi ro hoạt động tại các chi nhánh và phòng giao dịch. Rà soát các chính sách, quy định, quy chế phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật, hướng đến các chuẩn mực hoạt động của các ngân hàng quốc tế.

Mặc dù vậy, ACB vẫn còn nhiều việc phải làm, kể cả khi việc quản lý đang tiến triển tốt. Vì vậy, ACB tiếp tục nâng cao quản trị doanh nghiệp, cùng với một số ủy ban được thành lập để quản lý sự phát triển của Ngân hàng, tiếp tục đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin và cải tiến các quy trình nâng cao hiệu quả…

Với việc tăng cường bảo mật dữ liệu, năm 2016, ACB đã vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng có dự án quản trị bảo mật và rủi ro tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Về mục tiêu dài hạn, ACB đang hoàn thiện và từng bước triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về vốn quy định tại Hiệp ước Basel II theo lộ trình đưa ra của Ngân hàng Nhà nước. 

Standard Chartered là cổ đông của ACB từ năm 2005. Hơn 10 năm qua, Standard Chartered đã đưa một số chuyên gia vào ACB để hỗ trợ xây dựng và củng cố nhiều lĩnh vực của Ngân hàng. Mục tiêu là để đào tạo và phát triển nhân lực tại ACB, không phải để làm việc lâu dài tại ACB.

Hiện nay, ACB đã có nhiều bước tiến trong việc củng cố năng lực ở các mặt và không cần nhiều sự hỗ trợ từ Standard Chartered. Theo đó, Standard Chartered đã có kế hoạch giảm dần sự tham gia trực tiếp vào việc quản lý của ACB.

Standard Chartered có thảo luận việc bán cổ phần tại thị trường châu Á, trong đó có cả ACB, nhưng đó mới chỉ là thảo luận. Nếu Standard Chartered có thoái vốn thì Tập đoàn sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như điều lệ của ACB.

Về hỗ trợ kỹ thuật, thời gian qua, Standard Chartered đã hỗ trợ nhiều cho ACB, cụ thể là tôi vẫn đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT ACB. Tuy nhiên, đến nay, khi ACB đã “đủ lông, đủ cánh”, sự hỗ trợ này không còn cần thiết nữa. Tôi tin tưởng rằng, dù không có Standard Chartered, tương lai của ACB sẽ vẫn ngày càng vững mạnh

Ông Andrew Colin Vallis, Phó chủ tịch HĐQT ACB, từng là:

- Giám đốc điều hành của Ngân hàng Standard Chartered phụ trách nhiều khu vực ở châu Âu và châu Á giai đoạn 2002-2013;

- Quản lý Kiểm toán tại Công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC) giai đoạn
1981-1987

- Giữ nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng Barclays như Giám đốc tài chính, Giám đốc Ngân hàng đầu tư.

- Ông tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Nottingham (Anh) và từng là thành viên Ban chuyên môn Kế toán viên chuyên trách của Học viện Chartered Accountants tại Anh và Xứ Wales. 

Tin bài liên quan