Huy động được nguồn lực vàng cũng như tiền nhàn rỗi trong dân sẽ thêm nguồn vốn phục vụ cho tăng tưởng kinh tế.

Kiến tạo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là những mục tiêu Việt Nam cần có nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong khi đó, theo ước tính, hiện có khoảng 500 tấn vàng được người dân tích trữ, dường như đang bị bỏ phí… Câu chuyện làm thế nào đưa nguồn lực này vào sản xuất đang làm nóng nhiều diễn đàn, sau khi Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất phương án trong cuộc họp tới.

Chị Nguyễn Thu Nguyệt (quận Gò Vấp, TP. HCM) cho biết: “Không phải đến lúc kinh tế gia đình dư giả tôi mới bắt đầu mua vàng tích trữ, mà thói quen lâu nay khi có chút tiền nhàn rỗi tôi đều mua vàng để dành. Giữ vàng tôi luôn cảm thấy yên tâm, kể cả khi vàng không được các ngân hàng huy động và trả lãi”.

Nhu cầu về vàng của người dân Việt Nam luôn ở mức cao, đặc biệt là những thời điểm vàng tăng giá mạnh

Cũng có suy nghĩ như chị Nguyệt, bà Nguyễn Thị Thanh Nhung - cán bộ của một cơ quan nhà nước chia sẻ, thói quen tích trữ vàng của bà được truyền sang con cháu và bà thường nhắc nhở các con cháu khi lập gia đình nên tích cóp vàng nếu có tiền dư giả.

“Từ 1 - 2 chỉ vàng ban đầu, thời gian càng lâu sẽ càng để dành được nhiều hơn. Mua vàng sẽ không lo mất giá nên dù ngân hàng không giữ hộ, tôi vẫn mua vàng đem về nhà cất”, bà Nhung nói.

Hội đồng Vàng thế giới đưa ra con số, trong năm 2014, Việt Nam tiêu thụ khoảng 70 tấn vàng; năm 2015 tiêu thụ 63,3 tấn vàng; quý I/2016 tiêu thụ 16,2 tấn vàng. Các con số này cho thấy, mãi lực vàng của người dân luôn có, thậm chí ở mức cao vì tập quán cũng như thói quen của nhiều người Việt Nam luôn xem vàng tài tài sản để dành và tích trữ.

Ông Nguyễn Thành Long

Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA)

Huy động vàng trong dân cần tính sớm về cách làm.

Nhu cầu vàng trong dân luôn có, nhưng mua vàng lúc này họ cũng chỉ biết đem về nhà cất trữ, vì gửi ngân hàng không có lãi, thậm chí còn bị thu phí và những lo ngại về tình trạng gửi vàng trước đây lặp lại.

Việc người dân cất trữ một lượng vàng lớn trong nhà cũng không thể nói là không có rủi ro khi có nhiều vụ trộm cắp xảy ra.

Từ xưa đến nay, vàng là loại tài sản giá trị lớn, có mặt trong rất nhiều gia đình Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, với quan niệm vàng đem lại sự may mắn và an tâm lâu dài cho cuộc sống. Truyền thống cất trữ vàng được củng cố trong nhiều năm chiến tranh và duy trì trong thời bình do những biến động kinh tế, lạm phát, đồng tiền mất giá... Một lượng vàng lớn đang được cất giữ trong dân, ước tính lên đến 500 tấn, chưa được khai thác hiệu quả.

Đương nhiên, để huy động vàng cũng có những cái khó, bởi chi phí huy động có thể sẽ cao và huy động vàng để làm gì cần phải được nghiên cứu kỹ. Nhưng để có thể huy động được nguồn lực vốn tiềm năng này, ngoài các giải pháp đồng bộ cũng cần xem xét đến vấn đề lãi suất huy động vàng. Nếu lãi suất ở mức phù hợp thì mới dễ dàng thu hút được nguồn lực vốn vàng trong dân.

Một vấn đề khác là việc chuyển đổi chất lượng vàng. Sau khi huy động, việc trả vàng lại cho người tiêu dùng nên có sự đánh giá về độ tuổi cũng như chất lượng của vàng. Về chuẩn vàng thì sau khi huy động vàng nên quy ra thành vàng bốn số 9 do đây là chuẩn vàng của quốc tế. Mặc dù có khó khăn, song huy động nguồn vàng đang nằm bất động trong dân là cần thiết và cần được tính toán sớm về cách làm.

Huy động vàng trong dân không phải để các ngân hàng kinh doanh vàng. Ngân hàng Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để gom vàng về Ngân hàng Trung ương.

...Xem thêm

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) cho rằng, nhu cầu vàng của người dân có thể lớn hơn các con số mà Hội đồng Vàng thế giới nêu trên. Không loại trừ vàng lậu được đưa vào thị trường nội địa từ Campuchia được một số doanh nghiệp sản xuất nữ trang trong nước mua để sản xuất, chế biến nữ trang.

Về mãi lực và doanh thu nữ trang của thị trường nội địa trong thời gian qua, ông Hải cho biết, sức mua có tăng lên. Nhìn chung, nhu cầu về vàng miếng và vàng trang sức của người tiêu dùng Việt Nam ở mức cao, đặc biệt là ở những thời điểm vàng tăng giá mạnh như trong các ngày 5 - 7/7 vừa qua (chạm mốc 40 triệu đồng/lượng), nhiều người đổ xô mua vàng khiến nguồn cung trong nước khó đáp ứng được nhu cầu, càng đẩy giá vàng tăng lên.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng chỉ được bán vàng miếng nhãn hiệu SJC, thay vì được bán nhiều nhãn hiệu vàng miếng như trước đây, đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thị trường vàng thời gian qua bị thu hẹp khi nhiều doanh nghiệp không được kinh doanh vàng miếng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) muốn sản xuất vàng miếng cũng phải có giấy phép của NHNN.

Giá vàng thế giới sau khi tăng cao hiện đang có diễn biến giảm mạnh khiến nhiều người muốn chuyển đổi sang tiền đồng để gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, vàng vẫn được xem là nơi trú ẩn an toàn khi tình hình kinh tế khó khăn, nhất là lạm phát cao.

Nhiều ước tính cho thấy, có khoảng 500 tấn vàng, tương đương 22 tỷ USD, đang nằm trong dân - một số vốn khổng lồ đang bất động, không được đưa vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, phục vụ tăng trưởng kinh tế, trong khi nhu cầu nguồn lực mới cho tăng trưởng GDP và nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 ngày càng lớn.

Một lãnh đạo ngành vàng cho biết, theo số liệu thống kê từ các ngân hàng Thuỵ Sĩ - nguồn cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng đã nhập về nội địa trong giai đoạn 1990 - 2011 vào khoảng 500 tấn.

Trong đó, năm thấp nhất là 5 tấn, năm cao nhất đạt 80 tấn vàng. Trong khi đó, theo số liệu chính thức được công bố, lượng vàng gửi tiết kiệm mà các ngân hàng thương mại Việt Nam huy động ở giai đoạn trước khi dừng hoạt động này vào khoảng 100 tấn.

Ông Huỳnh Trung Khánh

Chuyên gia cấp cao lĩnh vực vàng

Có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn

Chính sách quản lý thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số thành công. Thị trường vàng đi vào ổn định, các ngân hàng không còn được cho vay và huy động vàng.

Nhưng với nguồn vàng lớn trong dân mà chúng ta không thể huy động để phục vụ cho nền kinh tế sẽ rất lãng phí. Thời gian qua, NHNN cân nhắc về việc có nên cho các ngân hàng tái huy động vốn bằng vàng, song đến nay chưa có kết quả.

Sau khi ổn định trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại cũng như thị trường vàng, cần nghiên cứu tái huy động vàng trong dân dưới sự giám sát của NHNN, có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để gom vàng về NHNN. Số vàng huy động được trong dân sẽ dùng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài để vay ngoại tệ với lãi suất thấp, đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

...Xem thêm

Theo vị lãnh đạo trên, có hơn 400 tấn vàng còn lại được nắm giữ rải rác trong dân. Chỉ cần huy động được một nửa số vàng trong dân sẽ có được lượng vốn lớn đưa vào nền kinh tế, phục vụ tăng trưởng kinh tế và làm giảm áp lực vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Đồng thời, huy động vàng giúp tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối, giúp NHNN có nguồn lực chủ động, sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra những cơn sốt giá.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên nghiên cứu phương thức để huy động vàng trong dân. Đây là nguồn lực của nền kinh tế, không nên để nằm bất động. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn mà có tới 500 tấn vàng nằm yên trong dân thì quá lãng phí. Vừa qua, câu chuyện huy động vàng trong dân một lần nữa được xới lên khi Chính phủ tiếp tục yêu cầu NHNN nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là lần thứ ba (lần thứ nhất vào đầu năm 2014), Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu giải pháp trên. Trước đó, tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi. Thế nhưng, huy động vàng như thế nào, quản lý rủi ro ra sao… vẫn đang là những câu hỏi bỏ ngỏ và còn khá nhiều ý kiến trái chiều.

Một chuyên gia tài chính cho rằng, có thể huy động vàng trong dân bằng cách phát hành chứng chỉ bằng vàng. Nhưng muốn huy động được vàng, cần phải đảm bảo các yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối được lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người gửi vàng.

Ông Nguyễn Đình Cung

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

“Khi nhận khó về cơ quan quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thì Nhà nước mới chính thức làm tròn vai kiến tạo”.

Luật Đầu tư đã tập hợp và công bố 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quy định các bộ, ngành không được phép tự ban hành điều kiện kinh doanh kể từ ngày 1/7/2016 là một bước tiến lớn về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các bộ, ngành phải vào cuộc rà soát lớn hơn 3.000 điều kiện kinh doanh đang được quy định trong các thông tư, quyết định của các bộ, hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang tồn tại khác.

Lần đầu tiên, nhiều bộ, ngành đã tự nhận thấy nhiều điều kiện được quy định theo kiểu áp đặt, thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học để tự đề xuất bãi bỏ.

Đến thời điểm này, công việc rà soát và ban hành các nghị định quy định điều kiện kinh doanh để đảm bảo tính pháp lý theo yêu cầu của Luật Đầu tư có thể nói là đã hoàn tất, nhưng chất lượng của các quy định về điều kiện kinh doanh cần phải được xem xét kỹ.

Vì khi các văn bản được thực hiện nhằm mục tiêu đáp ứng tiến độ về thời gian theo yêu cầu, thì yêu cầu lớn hơn là rà soát sự cần thiết của các điều kiện kinh doanh hiện hành, đề xuất cơ chế quản lý thay thế cho phù hợp với yêu cầu mới của hội nhập vẫn chưa thực hiện được.

Đây phải là công việc tiếp tục được thực hiện sau ngày 1/7/2016. Đây cũng chính là lúc các bộ, ngành phải thay đổi nhận thức và cách hành xử với các quy định về điều kiện kinh doanh, đặt yêu cầu gỡ bỏ rào cản về điều kiện kinh doanh là cách thức hữu hiệu nhất để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, dựa trên năng lực, năng suất, thay vì cuộc đua để có được các loại giấy phép con.

Chỉ khi tư duy mới về quản lý nhà nước với kinh doanh, đó là nhận khó về cho cơ quan quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thì Nhà nước mới chính thức làm tròn vai kiến tạo, đảm bảo hành lang an toàn cho doanh nghiệp hiện thực các kế hoạch sáng tạo kinh doanh.

Chỉ khi công cuộc cải cách này đi đến tận cùng, với trách nhiệm cao nhất của các bộ, ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tư duy đổi mới, thì môi trường kinh doanh Việt Nam mới thực sự ghi điểm bằng các dự án đầu tư, kinh doanh cụ thể.

...Xem thêm

Chính sách quản lý thị trường vàng phải phù hợp với quy luật và phát triển của thị trường, đặc biệt là các yếu tố hội nhập quốc tế. Đồng thời, phải có khung pháp lý rõ ràng và nhất quán, không có rào cản cho việc chuyển đổi chứng chỉ vàng lấy vàng miếng và ngược lại.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo thanh khoản tốt của chứng chỉ huy động vàng và hệ thống ngân hàng luôn sẵn có nguồn vàng đáp ứng nhu cầu rút vàng của dân khi đến hạn, hay khi có biến động bất thường. Bởi mục tiêu cơ bản của việc huy động vàng ở thời điểm này là tập hợp nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Do đó, hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu khi nghiên cứu, ban hành chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng và huy động vàng, thay vì sử dụng các biện pháp hành chính, mệnh lệnh. Chứng chỉ huy động vàng phải do NHNN phát hành. Tuy nhiên, NHNN là cơ quan quản lý nên không trực tiếp đứng ra thực hiện, mà nên ủy quyền cho các ngân hàng thương mại thực hiện dưới vai trò đại lý phát hành chứng chỉ vàng. Ngược lại, NHNN phải chiết khấu hoa hồng cho ngân hàng thương mại để bù đắp các chi phí kiểm định, cất giữ, vận chuyển…

Theo chuyên gia kinh tế - tài chính Vũ Đình Ánh, Chính phủ cũng có thể huy động vàng tạo vốn cho đầu tư phát triển như huy động VND và ngoại tệ hiện nay thông qua phát hành trái phiếu vàng. NHNN đưa số vàng này ra nước ngoài để hoán đổi lấy ngoại tệ hay chuyển thành nội tệ tùy theo yêu cầu chủ thể phát hành trái phiếu vàng.

Có thể nói, huy động nguồn lực vốn vàng đang nằm bất động trong dân là cần thiết. Tuy nhiên, chủ trương này đã và đang bế tắc ở việc huy động như thế nào và làm gì với số vàng huy động được từ dân. Giải pháp huy động và sử dụng vàng được nhiều ý kiến đề cập đó chính là NHNN phát hành chứng chỉ huy động vàng và trả lãi cho số vàng huy động được.

Còn về phương án sử dụng, có ý kiến đề xuất, NHNN sẽ giao hoặc cho vay số vàng này cho Bộ Tài chính để bộ này đem làm tài sản thế chấp vay nước ngoài lấy ngoại tệ về phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế nào mở đường cho những ý tưởng này.


Ông Nguyễn Thành Long

Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA)

Huy động vàng trong dân cần tính sớm về cách làm.

Nhu cầu vàng trong dân luôn có, nhưng mua vàng lúc này họ cũng chỉ biết đem về nhà cất trữ, vì gửi ngân hàng không có lãi, thậm chí còn bị thu phí và những lo ngại về tình trạng gửi vàng trước đây lặp lại.

Việc người dân cất trữ một lượng vàng lớn trong nhà cũng không thể nói là không có rủi ro khi có nhiều vụ trộm cắp xảy ra.

Từ xưa đến nay, vàng là loại tài sản giá trị lớn, có mặt trong rất nhiều gia đình Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, với quan niệm vàng đem lại sự may mắn và an tâm lâu dài cho cuộc sống. Truyền thống cất trữ vàng được củng cố trong nhiều năm chiến tranh và duy trì trong thời bình do những biến động kinh tế, lạm phát, đồng tiền mất giá... Một lượng vàng lớn đang được cất giữ trong dân, ước tính lên đến 500 tấn, chưa được khai thác hiệu quả.

Đương nhiên, để huy động vàng cũng có những cái khó, bởi chi phí huy động có thể sẽ cao và huy động vàng để làm gì cần phải được nghiên cứu kỹ. Nhưng để có thể huy động được nguồn lực vốn tiềm năng này, ngoài các giải pháp đồng bộ cũng cần xem xét đến vấn đề lãi suất huy động vàng. Nếu lãi suất ở mức phù hợp thì mới dễ dàng thu hút được nguồn lực vốn vàng trong dân.

Một vấn đề khác là việc chuyển đổi chất lượng vàng. Sau khi huy động, việc trả vàng lại cho người tiêu dùng nên có sự đánh giá về độ tuổi cũng như chất lượng của vàng. Về chuẩn vàng thì sau khi huy động vàng nên quy ra thành vàng bốn số 9 do đây là chuẩn vàng của quốc tế. Mặc dù có khó khăn, song huy động nguồn vàng đang nằm bất động trong dân là cần thiết và cần được tính toán sớm về cách làm.

Huy động vàng trong dân không phải để các ngân hàng kinh doanh vàng. Ngân hàng Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để gom vàng về Ngân hàng Trung ương.

...Xem thêm

Ông Huỳnh Trung Khánh

Chuyên gia cấp cao lĩnh vực vàng

Có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn

Chính sách quản lý thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số thành công. Thị trường vàng đi vào ổn định, các ngân hàng không còn được cho vay và huy động vàng.

Nhưng với nguồn vàng lớn trong dân mà chúng ta không thể huy động để phục vụ cho nền kinh tế sẽ rất lãng phí. Thời gian qua, NHNN cân nhắc về việc có nên cho các ngân hàng tái huy động vốn bằng vàng, song đến nay chưa có kết quả.

Sau khi ổn định trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại cũng như thị trường vàng, cần nghiên cứu tái huy động vàng trong dân dưới sự giám sát của NHNN, có thể phát hành chứng chỉ vàng dài hạn để gom vàng về NHNN. Số vàng huy động được trong dân sẽ dùng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài để vay ngoại tệ với lãi suất thấp, đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

...Xem thêm

Ông Nguyễn Đình Cung

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

“Khi nhận khó về cơ quan quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thì Nhà nước mới chính thức làm tròn vai kiến tạo”.

Luật Đầu tư đã tập hợp và công bố 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và quy định các bộ, ngành không được phép tự ban hành điều kiện kinh doanh kể từ ngày 1/7/2016 là một bước tiến lớn về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các bộ, ngành phải vào cuộc rà soát lớn hơn 3.000 điều kiện kinh doanh đang được quy định trong các thông tư, quyết định của các bộ, hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang tồn tại khác.

Lần đầu tiên, nhiều bộ, ngành đã tự nhận thấy nhiều điều kiện được quy định theo kiểu áp đặt, thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu cơ sở khoa học để tự đề xuất bãi bỏ.

Đến thời điểm này, công việc rà soát và ban hành các nghị định quy định điều kiện kinh doanh để đảm bảo tính pháp lý theo yêu cầu của Luật Đầu tư có thể nói là đã hoàn tất, nhưng chất lượng của các quy định về điều kiện kinh doanh cần phải được xem xét kỹ.

Vì khi các văn bản được thực hiện nhằm mục tiêu đáp ứng tiến độ về thời gian theo yêu cầu, thì yêu cầu lớn hơn là rà soát sự cần thiết của các điều kiện kinh doanh hiện hành, đề xuất cơ chế quản lý thay thế cho phù hợp với yêu cầu mới của hội nhập vẫn chưa thực hiện được.

Đây phải là công việc tiếp tục được thực hiện sau ngày 1/7/2016. Đây cũng chính là lúc các bộ, ngành phải thay đổi nhận thức và cách hành xử với các quy định về điều kiện kinh doanh, đặt yêu cầu gỡ bỏ rào cản về điều kiện kinh doanh là cách thức hữu hiệu nhất để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, dựa trên năng lực, năng suất, thay vì cuộc đua để có được các loại giấy phép con.

Chỉ khi tư duy mới về quản lý nhà nước với kinh doanh, đó là nhận khó về cho cơ quan quản lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thì Nhà nước mới chính thức làm tròn vai kiến tạo, đảm bảo hành lang an toàn cho doanh nghiệp hiện thực các kế hoạch sáng tạo kinh doanh.

Chỉ khi công cuộc cải cách này đi đến tận cùng, với trách nhiệm cao nhất của các bộ, ngành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tư duy đổi mới, thì môi trường kinh doanh Việt Nam mới thực sự ghi điểm bằng các dự án đầu tư, kinh doanh cụ thể.

...Xem thêm