HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang phương thức thắt chặt trong năm nay

HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang phương thức thắt chặt trong năm nay

HSBC: Ngân hàng nên bắt đầu tăng lãi suất trong quý III/2016

(ĐTCK) Theo HSBC, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức cao và lạm phát có thể được kiềm chế, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn nên thận trọng và thắt chặt dần chính sách tiền tệ.

Lãi suất sẽ tăng, tỷ giá sẽ chịu áp lực

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam số tháng 1/2016 vừa được Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC công bố, ngay cả khi tăng trưởng tín dụng được kiểm soát và lạm phát cơ bản được kiềm chế, Ngân hàng Nhà nước vẫn nên thận trọng để bắt đầu thực hiện việc thắt chặt dần trong nửa cuối năm nay, nhằm giảm thiểu rủi ro những vấn đề nóng khác. Bài học quá khứ về việc thúc đẩy tăng trưởng dựa vào sự bùng nổ tín dụng khiến mất ổn định vĩ mô trong quá khứ vẫn còn.

“Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang phương thức thắt chặt trong năm nay, áp dụng mức tăng lãi suất đầu tiên 50 điểm cơ bản trong quý III/2016… Trong bối cảnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mới đi chưa được nửa chặng đường, sức khỏe của nhiều ngân hàng còn yếu, chúng tôi thật sự lo ngại nếu tăng trưởng tín dụng được đẩy lên mức 20%”, HSBC quan ngại.

Ngoài ra, áp lực lên tiền đồng và dự trữ ngoại hối ngày càng cao khi mức thâm hụt thương mại đang gia tăng. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cũng gây sức ép lên VND.

Việc tỷ giá USD/VND tăng gây là lo ngại về khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của câu chuyện, bởi việc tỷ giá tăng cũng thể hiện mức độ tiêu thụ nhiều hàng nhập khẩu, cho thấy sự hồi phục nhu cầu trong nước.

HSBC cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra cơ chế điều chỉnh mới (tỷ giá trung tâm - PV) đối với tiền đồng, mở đường cho sự biến động hai chiều lớn hơn đối với tiền tệ.

Triển vọng kinh tế khả quan

HSBC kỳ vọng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ quay lại mức tăng trưởng hai con số ngay cả khi tăng trưởng toàn cầu vẫn còn mờ nhạt.

Một trong những lĩnh vực cũng được HSBC đánh giá cao thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong năm 2015, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước và hy vọng con số này sẽ còn tăng thêm trong năm 2016, phản ánh môi trường đầu tư cải thiện nhiều (bao gồm cả việc nới lỏng các hạn chế tiềm năng đầu tư nước ngoài).

Trong đó, vốn FDI trong các lĩnh vực chủ lực như điện tử, giày dép, dệt may và may mặc sẽ tiếp tục gia tăng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngay cả khi nhu cầu toàn cầu vẫn còn khá yếu.

"Chúng tôi giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,7%, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ và nâng mức dự báo năm 2017 lên thêm 0,1 điểm phần trăm, thành 6,8%" - HSBC.

Điểm nổi bật trong việc thu hút FDI chính là ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển trung tâm sản xuất sang Việt Nam, đặc biệt là dòng điện thoại thông minh, giúp Việt Nam từ nước gần như không có tên trên bản đồ xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trước năm 2011, đã trở thành một quốc gia xuất khẩu lớn sản phẩm này với kim ngạch đạt tới 48 tỷ USD trong năm 2015, tăng 34% so với năm trước.

Tuy nhiên, trong năm 2015, xuất khẩu công nghệ cao tăng thêm 34% đạt 48 tỷ USD nhờ vào hoạt động đầu tư ổn định của các tập đoàn đa quốc gia. Những tập đoàn này đã bị Việt Nam thu hút nhờ vào tốc độ tăng trưởng vượt bậc, mức tiền lương nhân công thấp và lực lượng lao động lớn và chuyên cần.

“Nhu cầu trong nước vẫn mạnh nhờ vào chi tiêu cá nhân tăng do mức lãi suất thấp hỗ trợ. Ngược lại, chúng tôi nhận thấy rất ít có cơ hội cho chính sách tài khóa mở rộng. Tóm lại, chúng tôi giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,7%, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ và nâng mức dự báo năm 2017 lên thêm 0,1 điểm phần trăm, thành 6,8%”, các nhà phân tích của HSBC đánh giá.

Tuy nhiên, theo HSBC, lạm phát sẽ tăng trở lại trong nửa sau của năm 2016, nhưng điều này cũng còn phù thuộc vào giá dầu. Ngoài ra, việc năng suất lao động tăng lên cũng góp phần hãm đà tăng của lạm phát cơ bản.

“Chúng tôi dự báo lạm phát sẽ vượt qua mức mục tiêu đề ra 5% của Chính phủ trong nửa sau năm 2016, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách tiền tệ thắt chặt”, HSBC dự báo.

Tin bài liên quan