ĐHCĐ DongA Bank: Chủ tịch HĐQT xin rút, Tổng giám đốc xin lỗi cổ đông

ĐHCĐ DongA Bank: Chủ tịch HĐQT xin rút, Tổng giám đốc xin lỗi cổ đông

(ĐTCK) Sáng nay (21/7), DongA Bank tiến hành ĐHCĐ thuờng niên 2015 để thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Tại Đại hội, ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng đã trình bày tờ trình xem xét ý kiến về việc dời thời gian bầu cử HĐQT, Ban kiểm soát Ngân hàng nhiệm kỳ mới - nhiệm kỳ VIII (2016-2010) đến thời điểm thích hợp năm 2016 do có Kinh Đô sẽ trở thành cổ đông lớn trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ của Ngân hàng từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng tới đây, nên sẽ có người tham gia vào HĐQT của DongA Bank.

Ông Kiêm cũng xin rút khỏi HĐQT DongA Bank và xin rời ghế Chủ tịch HĐQT DongA Bank.

Về việc góp vốn của KDC, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Dong A Bank cho biết, KDC mong muốn không những góp 1.000 tỷ đồng mà còn tối đa theo quy định của NHNN. Còn trước mắt, trong đợt tăng vốn này, KDC sẽ tham gia mua lượng cổ phiếu phát hành thêm với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng.

Về kế hoạch sáp nhập, ông Bình cho biết, theo đề án tái cơ cấu DongA Bank đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của DongA Bank, được sự ủy quyền của ĐHCĐ, HĐQT DongA Bank đã chủ động tiếp xúc với nhiều đối tác trong và ngoài nước đến đàm phán, với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của DongA Bank. Thời gian đó, ABBank có tìm đến DongA Bank và đưa ra lời đề nghị sáp nhập giữ lại thương hiệu DongA Bank, nhưng HĐQT DongA Bank đã từ chối.

Tại Đại hội, các cổ đông cũng chất vấn Ban lãnh đạo Ngân hàng về nợ xấu, cổ tức. Về các vấn đề này, ông Bình cho biết, với khoản nợ của Phát Đạt hiện có dư nợ tại DongA Bank và Ngân hàng đang trong quá trình thu hồi nợ, nhưng do thủ tục phái mãi chậm, vì vậy đến nay vẫn chưa xong.

Năm 2014, DongA Bank bán trên 2.000 tỷ đồng cho VAMC và tiếp tục bán tiếp 1.000 tỷ đồng torng 6 tháng đầu năm nay. Nợ xấu xử lý của DongA Bank trong 6 tháng đầu năm nay là trên 60 tỷ đồng. DongA Bank đang tập trung xử lý nợ xấu và chấp nhận hy sinh phần lãi dự thu để có thể giảm được nợ xấu. 

Ông Bình thừa nhận những thiếu sót và xin lỗi cổ đông về kết quả kinh doanh của Ngân hàng năm qua có phần sụt giảm.

Về vấn đề cổ tức cho cổ đông DongA Bank, ông Bình cho rằng, trong khó khăn chung của thị trường thì việc chia sẻ cổ tức là cần thiết.

Kết thúc Đại hội, các tờ trình đều đã được thông qua. Cụ thể, tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng; hoãn thời gian bầu HĐQT, Bản kiểm soát nhiệm kỳ mới cũng như kế hoạch hoạt động 2015. Đồng ý ông Cao Sỹ Kiêm rút khỏi HĐQT DongA Bank.

Kế hoạch năm 2015, Ngân hàng sẽ phấn đấu nâng tổng tài sản đạt 98.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 200 tỷ đồng…

***

Diễn biến Đại hội.

12h50

ĐHCĐ DongA Bank kết thúc, với các tờ trình được thông qua, gồm kế hoạch tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng; hoãn thời gian bầu HĐQT, Bản kiểm soát nhiệm kỳ mới cũng như kế hoạch hoạt động 2015. Ông Cao Sỹ Kiêm rút khỏi HĐQT DongA Bank.

Dự kiến, trong năm 2015, Ngân hàng sẽ phấn đấu nâng tổng tài sản đạt 98.000 tỷ đồng, tăng 12,7%; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 88.000 tỷ đồng, tăng 13,4%; tổng dư nợ cấp tín dụng 65.665 tỷ, tăng 7,0%; tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng giảm dưới mức 3% theo quy định; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 200 tỷ đồng, tăng 471,4%. Trong đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ được nâng lên 6.000 tỷ đồng, tăng 20%.

..............

12h30

Đại diện tổ thư ký đại hội đọc các tờ trình thông qua và biểu quyết.

..................

11h55

ĐHCĐ DongA Bank kết thúc phần bỏ phiếu và thông qua biểu quyết các vấn đề.

......................

11h30

Bà Nguyễn Thị Cúc, Trưởng Ban kiểm soát cho biết, đến thời điểm này có 405 cổ đông, chiếm trên 75% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.

...............

11h30

ĐHCĐ DongA Bank kết thúc phần thảo luận.

…………….

11h28

Cổ đông: Vì sao HĐQT DongA Bank cứ đưa ra kế hoạch niêm yết rồi lại tiếp tục hoãn, hủy?

Ông Bình: Điều kiện thị trường chưa thuận lợi, nên niêm yết không có lợi. Có thể trong kỳ ĐHCĐ bất thường sắp tới đây, sau khi bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới nếu nhận thấy phù hợp, DongA Bank sẽ tính đến niêm yết.

.....................

11h25

Một cổ đông của DongA Bank tiếp tục thắc mắc về việc có về chung nhà với ABBank?

Ông Bình: Với chủ trương đẩy mạnh sáp nhập và sắp xếp lại hệ thống và trên tinh thần ủng hộ chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, cũng như trên thần gặp gỡ đối tác, đầu năm 2015, ABBank có gặp HĐQT DongA Bank và đề nghị sáp nhập, giữ lại tên DongA Bank.

Tuy nhiên, sau quá trình đàm phán, DongA Bank chưa có kết luận gì và cũng chưa có kế hoạch gì cho việc sáp nhập.

ĐHCĐ DongA Bank: Chủ tịch HĐQT xin rút, Tổng giám đốc xin lỗi cổ đông ảnh 1

 Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Dong A Bank trả lời chất vấn của cổ đông

Những khó khăn hiện nay nếu vượt qua được thì khả năng tăng trưởng với DongA Bank còn rất nhiều so với các ngân hàng bạn. DongA Bank có tiềm năng tăng trưởng và thương hiệu DongA Bank đã có tên tuổi trên thị trường.

Trước mắt, HĐQT, Ban điều hành DongA Bank sẽ khắc phục những khó khăn về nợ xấu.

Kết quả kinh doanh của DongA Bank đã dần hồi phục, 6 tháng đầu năm đạt 102 tỷ đồng.

.....................

11h12

Ông Bình tiếp tục phần trả lời chất vấn của cổ đông.

Ông Bình thừa nhận những thiếu sót và xin lỗi cổ đông về kết quả kinh doanh của Ngân hàng năm qua có phần sụt giảm.

Về vấn đề cổ tức cho cổ đông DongA Bank, ông Bình cho rằng, trong khó khăn chung của thị trường thì việc chia sẻ cổ tức là cần thiết.

Với kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 102 tỷ đồng, DongA Bank đang tính đến việc trích lãi để tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

.................

11h06

Ông Trần Phương Bình: Với khoản nợ của Phát Đạt hiện có dư nợ tại DongA Bank và Ngân hàng đang trong quá trình thu hồi nợ, nhưng do thủ tục phái mãi chậm, vì vậy đến nay vẫn chưa xong.

DongA Bank đang tích cực xử lý nợ. Năm 2014, DongA Bank bán trên 2.000 tỷ đồng cho VAMC và tiếp tục bán tiếp 1.000 tỷ đồng torng 6 tháng đầu năm nay.

Nợ xấu xử lý của DongA Bank trong 6 tháng đầu năm nay là trên 60 tỷ đồng.

DongA Bank đang tập trung xử lý nợ xấu và chấp nhận hy sinh phần lãi dự thu để có thể giảm được nợ xấu. 

Một cổ đông của DongA Bank tiếp tục thắc mắc về việc có về chung nhà với ABBank?

Ông Bình: Với chủ trương đẩy mạnh sáp nhập và sắp xếp lại hệ thống và trên tinh thần ủng hộ chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, cũng như trên thần gặp gỡ đối tác, đầu năm 2015, ABBank có gặp HĐQT DongA Bank và đề nghị sáp nhập, giữ lại tên DongA Bank.

Tuy nhiên, sau quá trình đàm phán, DongA Bank chưa có kết luận gì và cũng chưa có kế hoạch gì cho việc sáp nhập.

...............

10h55:

Cổ đông tiếp tục chất vấn.

Cổ đông cũng yêu cầu HĐQT DongA Bank sớm bầu HĐQT, BKS cho giai đoạn mới 2015-2020, chứ không thể kéo dài mãi được. Thời gian ĐHCĐ bất thường để bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới là khi nào?

Cổ đông thắc mắc về con số nợ xấu hiện còn trên 1.900 tỷ đồng của DongA Bank. Các cán bộ nhân viên gây ra nợ xấu đã và sẽ được xử lý ra sao?

Bởi theo các cổ đông, tiền ngân hàng là tiền của cổ đông đóng góp. Trong khi, lương thưởng HĐQT, Ban kiểm soát hưởng. Còn cổ đông không có cổ tức 2 năm qua.

Chính vì điều này đã khiến cho cổ đông nản lòng. Đó cũng chính là lý do vì sao DongA Bank phải hủy kế hoạch tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng vừa qua trước khi Kinh Đô nhảy vào.

DongA Bank đã rớt từ Top 5 ngân hàng thương mại lớn xuống ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận giảm mạnh và không có cổ tức.

..................

10h47

ĐHCĐ DongA Bank đến phần thảo luận.

Một cổ đông DongA Bank bức xúc về việc 2 năm qua, Dong A Bank không chi trả cổ tức.

Trong khi, bộ máy HĐQT, Ban điều hành của DongA Bank là những người dày dặn kinh nghiệm.

Phải chăng, đòi hỏi DongA Bank phải co sự cải tổ trong bộ máy HĐQT, Ban điều hành để có thêm nhân tố mới, nguồn nhân lực trẻ để cải tiến hiệu quả kinh doanh.

ĐHCĐ DongA Bank: Chủ tịch HĐQT xin rút, Tổng giám đốc xin lỗi cổ đông ảnh 2

Cổ đông đặt câu hỏi chất vấn Chủ tọa

Một cổ đông khác thắc mắc về tỷ lệ nợ xấu cao và DongA Bank đã bán bao nhiêu cho VAMC. Tình hình xử lý nợ xấu tại DongA Bank trong thời gian qua ra sao? Cho dù trước tình hình chung của thị trường, song các ngân hàng khác có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn DongA Bank.

Liệu DongA Bank có bị sáp nhập về với ABBank như thông tin đưa ra trên thị trường thời gian qua? Vì có những ngân hàng nhỏ hơn, nhưng họ vẫn chi trả được cổ tức, trong khi DongA Bank lại không thực hiện được.

Việc tham gia của cổ đông lớn là Tập đoàn Kinh Đô thực chất giá bán cho Kinh Đô là bao nhiêu?

.................

10h40

Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch HĐQT trình bày tờ trình xem xét ý kiến về việc dời thời gian bầu cử HĐQT, Ban kiểm soát Ngân hàng nhiệm kỳ mới - nhiệm kỳ VIII (2016-2010) đến thời điểm thích hợp năm 2016.

Kinh Đô sẽ mua 1.000 tỷ đồng cổ phần của DongA Bank và sẽ tham gia vào HĐQT của DongA Bank nhiệm kỳ mới 2015-2020.

Ông Kiêm cũng xin rút khỏi HĐQT DongA Bank và xin rời ghế Chủ tịch HĐQT DongA Bank.

………….

10h30

Ông Trần Phương Bình giải thích về cổ đông chiến lược KDC.

KDC mong muốn không những góp 1.000 tỷ đồng mà còn tối đa theo quy định của NHNN. Còn tại sao có con số 1.000 tỷ đồng, là vì theo góp vốn ngân hàng, thì trước hết là chung ta tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. Nếu sau khi tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng, thì bàn bạc tiếp.

"   ABBank có tìm đến DongA Bank và đưa ra lời đề nghị sáp nhập giữ lại thương hiệu DongA Bank, nhưng HĐQT DongA Bank đã từ chối" - Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Dong A Bank.

Hiện nay đơn vị kiểm toán sẽ có kết quả 2 tuần nữa và KDC cũng lường trước những khó khăn của Dong A Bank. Sau khi có kết quả kiểm toán, Ngân hàng sẽ sẽ xin phép tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, sẽ xin Đại hội cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Ông Nguyễn Hoàng, Trưởng phòng Pháp chế trình bày tờ trình thay đổi bổ sung bản điều lệ.

.................

10h15

Ông Nguyễn Đình Trường, thành viên HĐQT DongA Bank báo cáo kết quả đợt tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng của DongA Bank. Trong đó, có việc bán 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Tập đoàn Kinh Đô, với giá 10.000 đồng/CP.

.............

ĐHCĐ DongA Bank: Chủ tịch HĐQT xin rút, Tổng giám đốc xin lỗi cổ đông ảnh 3

KDC sẽ quyết định đầu tư vào Dong A Bank sau kết quả đánh giá của kiểm toán

Liên quan đến khoản đầu tư vào Ngân hàng Đông Á, KIDO Group đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư và đang trong quá trình thẩm định, đánh giá khả năng đầu tư vào ngân hàng này. HĐQT sẽ quyết định sau khi xem xét kết quả đánh giá của kiểm toán và kết quả thẩm định đầu tư.

.............

10h02

Bà Nguyễn Thị Cúc, Trưởng Ban kiểm soát DongA Bank báo cáo ĐHCĐ chương trình kiểm soát của DongA Bank năm 2014. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng của DongA Bank.

Nợ xấu của DongA Bank đến cuối năm 2014 chiếm 3,75%. Trong năm 2014, nhân sự của DongA Bank giảm đến 700 người.

…………..

9h26

Ông Trần Phương Bình báo cáo kết quả 2014 và kế hoạch 2015. 

Năm 2014, do phải tích dự phòng nhiều khi nợ xấu tăng cao nên ông Bình đã xin lỗi cổ đông, kết quả kinh doanh 2014 không đạt như kế hoạch đề ra. Lợi nhuận DongA Bank đạt trên 600 tỷ đồng trước dự phòng rủi ro. Nhưng sau khi trích dự phòng hơn 500 tỷ đồng, lợi nhuận còn lại chỉ là 35 tỷ đồng.

Tuy nhiên sang năm 2015, kết quả kinh doanh đã khởi sắc hơn. Trong 6 tháng đầu năm nay, DongA Bank đã đạt hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng.

9h24

Chủ tịch HĐQT DongA Bank - Chủ tọa thông qua chương trình ĐHCĐ. Trong đó, có nội dung dời việc bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới. 

9h00

Đại hội cổ đông DongA Bank bắt đầu. Có 69,87% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. 

-------------

Với việc nắm giữ gần 17% cổ phần của DongA Bank trong đợt tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng dự kiến vào cuối năm nay, Kinh Đô trở thành cổ đông lớn nhất của DongA Bank.

Trước khi thông tin Kinh Đô trở thành cổ đông trong nước lớn nhất của DongA Bank, trên thị trường xuất hiện thông tin, khả năng DongA Bank – ABBank sẽ về chung nhà.

Nhu cầu sáp nhập hoặc tìm cổ đông chiến lược với DongA Bank là rất lớn. Đặc biệt khi trong 2 năm gần đây khi hoạt động của DongA Bank có phần sa sút, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm. 

Kết thúc năm 2014, lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng của DongA Bank chỉ còn 35 tỷ đồng, do nợ xấu tăng.

Tuy nhiên, qua trao đổi với Đầu tư Chứng khoán bên lề Đại hội cổ đông sáng nay, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, 6 tháng đầu năm nay, DongA Bank đã đạt hơn 100 tỷ đồng lơi nhuận trước thuế (sau khi trích lập dự phòng đầy đủ).

Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, DongA Bank đã bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.

Hủy kế hoạch sáp nhập 

Liên quan tới kế hoạch tăng vốn, cuối năm 2014, kế hoạch tăng vốn của DongA Bank lên 6.000 tỷ đồng cũng bất thành, do cổ đông không đóng đủ tiền nên đành phải hủy.

Vì vậy, thông tin DongA Bank sẽ phải sáp nhập vào một ngân hàng khác mà cụ thể là ABBank được lan truyền khá nhanh.

Thế nhưng, trong cuộc trao đổi sáng nay, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank xác nhận, ABBank có tìm đến DongA Bank và đưa ra lời đề nghị sáp nhập giữ lại thương hiệu DongA Bank, nhưng HĐQT DongA Bank đã từ chối. Có thể, tại thời điểm trên, HĐQT DongA Bank đã tìm được cổ đông góp vốn trong nước là tập đoàn Kinh Đô.

Việc phát hành 1.000 tỷ đồng cổ phiếu của DongA Bank cho Kinh Đô sẽ được ĐHCĐ của DongA Bank trình cổ đông thông qua trong kỳ đại hội lần này.

Nếu phát hành thành công, Kinh Đô sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của DongA Bank.

Theo ông Bình, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng của DongA Bank cuối năm 2014 đầu năm 2015 bất thành là do giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường luôn thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng, nên DongA Bank gặp khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu theo phương án trình NHNN phê duyệt.

Đồng thời, theo đề án tái cơ cấu DongA Bank đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của DongA Bank, được sự ủy quyền của ĐHCĐ, HĐQT DongA Bank đã chủ động tiếp xúc với nhiều đối tác trong và ngoài nước đến đàm phán, với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của DongA Bank.

Sau một thời gian đàm phán, HĐQT DongA Bank nhận thấy Kinh Đô là nhà đầu tư phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng. Kinh Đô cam kết mua toàn bộ cổ phiếu trong đợt phát hành tăng vốn của DongA Bank. Hiện các cổ đông chính của DongA Bank gồm: PNJ (7,7%), ông Trần Phương Bình và gia đình: 9,6%, Thành ủy TP. HCM 6,9%, CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 là 10%.

Tin bài liên quan