Đại diện VNG và Nasdaq tại buổi ký kết hợp tác.

Đại diện VNG và Nasdaq tại buổi ký kết hợp tác.

Zalo, Dead Target, Cube Farm 3D... ra quốc tế, VNG kiếm được bao nhiêu tiền?

Công ty cổ phần VNG (VNG) đang đẩy mạnh chiến lược “Go global” (bước chân ra thị trường toàn cầu) bằng các sản phẩm công nghệ.

Chinh phục thị trường quốc tế

“Định hướng trong năm 2017 và tương lai các năm tới, VNG tiếp tục chiến lược “Go global”,  bắt đầu một thử thách mới, với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp toàn cầu”, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT VNG nói với cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 vào cuối tuần qua.

Trên thực tế, từ đầu năm 2016, VNG đã bắt đầu đẩy mạnh chiến lược "go global" với việc đưa các sản phẩm như Zalo, Dead Target, Cube Farm 3D... tiến ra thị trường nước ngoài.

Kết quả, năm 2016, các sản phẩm game studio (GST) đã có hơn 70 triệu người dùng mobile, có mặt tại hơn 233 quốc gia với 15 ngôn ngữ.

Năm 2017, tựa game Sky Garden: Farm in Paradise đã vượt qua 3.000 games của hơn 800 studios trên khắp thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “People’s Choice Award” tại giải International Mobile Gaming Awards (IMGA) Global.

Ngoài ra, Dự án game Dead Target VR, một phiên bản ngoại lai của game Dead Target từng đứng đầu và được trao danh hiệu “Editor’s Choice” trên Google Play năm 2016, vừa được Google mời đến trình diễn tại sự kiện Google Daydream/Tango Code Lab. Nhiều sản phẩm khác của GST hiện nay cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị để tiếp nối những thành tựu mang tính “global” này.

Không chỉ ở game, Zalo là một ứng dụng OTT do VNG phát triển đã tiến sang thị trường Myanmar vào giữa năm ngoái và nhanh chóng đạt con số 2 triệu người dùng sau 4 tháng. Các sản phẩm của VNG khi được giới thiệu tại sự kiện CommunicAsia 2017, triển lãm công nghệ thông tin lớn nhất châu Á diễn ra vừa qua tại Singapore, đã nhận được sự quan tâm và chú ý của các lãnh đạo cấp cao đến từ nhiều nước cùng với khách tham quan.

Hiện nay, văn phòng VNG tại Singapore bắt đầu kế hoạch xây dựng một data center để có thể cung cấp dịch vụ của VNG đến người dùng cuối tại thị trường ASEAN. Văn phòng VNG tại Thái Lan cũng đang được cơ cấu lại tổng thể để chào đón các nhân sự mới và tiếp tục phát triển thị trường này.

Zalo, Dead Target, Cube Farm 3D... ra quốc tế, VNG kiếm được bao nhiêu tiền? ảnh 1

 Zalo là một ứng dụng OTT do VNG phát triển đã tiến sang thị trường Myanmar vào giữa năm ngoái và nhanh chóng đạt con số 2 triệu người dùng sau 4 tháng

Theo ông Lê Hồng Minh, ước tính doanh thu của tất cả các studio Việt sẽ đạt khoảng 80 triệu USD. Nhưng so với 80 tỷ USD doanh thu của thị trường thế giới, thì Việt Nam chỉ chiếm 0,1%. Con số này cho thấy, thị trường trong lĩnh vực này vô cùng lớn và Việt Nam hiện mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ từ "chiếc bánh” khổng lồ này.

“Vậy nên, tôi tin rằng, điều tất yếu để có thể thành công là chúng ta phải phát triển được những sản phẩm "world class”, đạt đẳng cấp thế giới”, ông Minh nói.

Đại diện VNG cho biết thêm,  khi "Go global", VNG sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và áp dụng nó trên những sản phẩm, dịch vụ có thể thay đổi, cải thiện cuộc sống của người dùng.

Năm 2016, VNG đạt doanh thu hơn 3.023 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2015 và đạt 118% kế hoạch 2016. Lợi nhuận trước thuế của VNG là hơn 673 tỷ đồng (tăng 118% so với năm 2015 và đạt 193% kế hoạch 2016), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 543 tỷ đồng (tăng 135% so với năm 2015 và đạt 192% kế hoạch 2016).

Theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, VNG đặt mục tiêu năm 2017 doanh thu đạt khoảng 3.960 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận trước thuế phấn đấu tăng 34,7% lên 908 tỷ đồng.

Ví dụ như, Việt Nam đã phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Để đón đầu xu hướng, VNG đã tập trung con người và kỹ thuật để phát triển sản phẩm Zalo Pay, đặt ra mục tiêu là sau 5 năm nữa, Zalo Pay hoàn toàn có thể thay thế được tiền mặt trong mọi giao dịch tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

Hướng tới mục tiêu IPO trên sàn Nasdaq

“Bước đệm thử nghiệm chiến lược Go global đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên sân chơi quốc tế, giúp VNG tự tin hơn để đến năm 2017, VNG quyết định bắt đầu một thử thách mới, với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp toàn cầu”, ông Minh cho biết

Theo ông Minh, để đạt được mục tiêu này, bước đầu tiên, VNG cần phải đứng chung với các doanh nghiệp toàn cầu và việc niêm yết trên sàn quốc tế như Nasdaq (Mỹ) có thể xem như là một thước đo toàn diện và chuẩn mực để đánh giá doanh nghiệp.

Nasdaq là sàn chứng khoán của các công ty công nghệ trên toàn cầu. Để niêm yết được trên Nasdaq, VNG phải đạt được những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, từ kinh doanh, tài chính, quản trị của công ty… Do đó, để hiện thực hóa mong muốn trở thành một công ty toàn cầu thì đây là một trong những công việc VNG cần phải làm. 

“Việc IPO ở Nasdaq là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, VNG hy vọng, chính thách thức này sẽ là động lực tạo ra những chuyển biến bước ngoặt về tư duy, tổ chức, con người trong nội bộ để Công ty có thể tiến nhanh hơn vào thị trường toàn cầu và sẵn sàng cho làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0”, đại diện VNG cho biết.

Tin bài liên quan