Có nhiều lợi thế nhưng, Xi măng Vinacomin vẫn "chìm nghỉm" giữa nhiều thương hiệu khác - Ảnh: Hoài Nam

Có nhiều lợi thế nhưng, Xi măng Vinacomin vẫn "chìm nghỉm" giữa nhiều thương hiệu khác - Ảnh: Hoài Nam

Xi măng Vinacomin, long đong một thương hiệu

(ĐTCK) Sau 5 năm gia nhập thị trường, Xi măng Vinacomin vẫn là cái tên “chìm nghỉm” trong làng sản xuất xi măng. Chỉ mới gần đây, khi nhãn mác xi măng này “vào” được dự án của Samsung tại Thái Nguyên thì cái tên Vinacomin mới được nhận biết một cách “lờ mờ”.

Trên thực tế, thương hiệu này gần như chỉ xếp chung với các nhãn hàng xi măng lò đứng vốn mọc lên tràn lan tại các địa phương trước đó mà thôi.

Đầu năm 2011, thương hiệu Xi măng Vinacomin được hợp nhất bởi 3 nhà máy xi măng La Hiên, Tân Quang và Quán Triều. Được biết, Xi măng La Hiên có 1 dây chuyền xi măng lò đứng công suất 300.000 tấn/năm được đưa vào sử dụng từ năm 1995, sau đó dây chuyền này được cải tạo và nhà máy có thêm dây chuyền mở rộng nâng công suất lên 850.000 tấn/năm, còn Tân Quang và Quán Triều được khánh thành vào năm 2011.

Ý tưởng “kinh doanh trên nền sản xuất than” được Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc hiện thực hóa để các nhà máy này có nhiều lợi thế hơn so với các nhà máy trong vùng.

Suất đầu tư thấp và vốn vay “không đáng kể” bằng VND là lợi thế về tài chính giúp Xi măng Vinacomin có lợi thế lớn so với các nhà máy khác như Cẩm Phả, Thăng Long hay Hạ Long. Xi măng Tân Quang có công suất 910.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, Xi măng Quán Triều có công suất 820.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư 1.322 tỷ đồng. Như vậy, suất đầu tư cho mỗi tấn sản phẩm của Xi măng Vinacomin vào khoảng 1,61 - 1,65 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với suất đầu tư của Cẩm Phả là 2,64 triệu đồng, Hạ Long là 3,2 triệu đồng, Thăng Long là 2,16 triệu đồng.

Không chỉ có vậy, lợi thế ở nguyên liệu đầu vào tại Xi măng Quán Triều với việc sử dụng nguồn nguyên liệu đá vôi tận thu trong quá trình khai thác than tại vỉa 16 của mỏ than Khánh Hòa (Thái Nguyên) làm chi phí khai thác, vận chuyển nguyên liệu được tiết kiệm ở mức tối đa. Theo tính toán, giá thành cho mỗi tấn đá nguyên liệu đầu vào chỉ bằng 1/4 giá mua thông thường.

Nhiều lợi thế đã giúp Xi măng Vinacomin duy trì sản phẩm giá thấp trên thị trường. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn với các thương hiệu xi măng tên tuổi ở cùng địa bàn như VICEM Hoàng Thạch, VICEM Hải Phòng, Xi măng Phúc Sơn, Chinfon…

Đơn cử như năm 2012 với chính sách giá thấp hơn Xi măng Vicem Hoàng Thạch 450.000 đồng/tấn, Xi măng Vinacomin đã chiếm lĩnh thị phần truyền thống của Hoàng Thạch tại Kinh Môn và Minh Tân (Hải Dương). Tuy nhiên, sau đó, Hoàng Thạch  “phản công” bằng chiến dịch “Tri ân với Kinh Môn” thì công sức giành thị phần của Vinacomin đã “đổ sông đổ bể”.

Có nhiều lợi thế, nhưng sau 5 năm gia nhập thị trường, Xi măng Vinacomin vẫn là cái tên gần như không thể có mặt ở các công trình lớn (ngoại trừ Samsung tại Thái Nguyên), tiêu thụ trong khối dân sinh cũng không mấy ấn tượng? Lý do nào khiến Xi măng Vinacomin vẫn “chìm” trong cái bóng của chính mình?

Trước hết, thị trường tiêu thụ của Công ty không mấy ổn định. Duy trì chính sách giá thấp là lợi thế để “vào” các công trình lớn, quy mô - một cách quảng bá thương hiệu, thì Xi măng Vinacomin không phát huy được lợi thế này. Theo một số chuyên gia trong ngành, sản phẩm xi măng muốn vào công trình lớn, ngoài chính sách giá còn phải có mác ổn định để ổn định chất lượng công trình. Đây cũng là lý do các thương hiệu xi măng khác như Cẩm Phả, VICEM, FICO… có mặt ở nhiều công trình lớn, cho dù mức giá không phải là thấp, nếu không muốn nói là rất cao so với giá của xi măng Vinacomin.

Một điều dễ nhận thấy nữa là dây chuyền của Xi măng Vinacomin đều có công nghệ Trung Quốc, trong khi một số nhà máy khác là công nghệ của hãng F.L. Smith (Đan Mạch), FCB (Pháp), Krupp - Polysius (Đức)...

Đây cũng là lý do suất đầu tư của Xi măng Vinacomin thấp nhưng kéo theo nhiều hệ lụy khi nhà máy đi vào vận hành. Vấn đề của công ty này ở chỗ đội quân kỹ thuật chưa đủ độ “tinh nhuệ” để khắc phục những thiếu sót do công nghệ lạc hậu. Trên thực tế, không riêng Xi măng Vinacomin, mà nhiều nhà máy xi măng tại Việt Nam cũng mắc lỗi này.

Bên cạnh đó, khách quan để nhận xét thì việc hợp nhất thương hiệu xi măng Vinacomin đã không gặp may khi ngay sau đó, thị trường xi măng ảm đạm, tiêu thụ gặp khó liên tục trong 2 năm (2012 - 2013).

mình trong thế khó để tồn tại và kinh doanh có chút khởi sắc được xem là thành công lớn của Xi măng Vinacomin đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2014. Tuy nhiên, nếu nói về độ lớn của thương hiệu thì Xi măng Vinacomin vẫn còn thua xa những cái tên như FICO hay Xuân Thành, Công Thanh…, là những nhãn hàng xuất hiện cùng thời hoặc trước đó chỉ 1 - 2 năm.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan