“Vòng đời” mà hầu hết các startup đều trải qua

“Vòng đời” mà hầu hết các startup đều trải qua

Hầu hết các startup đều phải trải qua "vòng đời" gian nan khi khởi nghiệp, bắt đầu từ ươm mầm cho tới ngày hái quả.
Thông thường mọi người chỉ biết được thông tin về các startups (khởi nghiệp) đã gọi được vốn từ các quỹ đầu tư lớn, nhưng mấy ai biết được để có được thành quả đó, họ đã phải trải qua những chặng đường gian nan ra sao.

Thực tế, gọi được vốn chỉ là khởi đầu của một quá trình trên chặng đường khởi nghiệp đầy chông gai và thách thức mà hầu hết startup nào cũng phải trải qua.

Thai nghén ý tưởng

Một cá nhân trước khi khởi nghiệp sẽ phải nảy sinh ý tưởng để biến ý tưởng này thành hiện thực. Ý tưởng này có thể đến từ bất kỳ ngành nghề, công việc nào miễn là khách hàng có nhu cầu và có tính khả thi, có thể triển khai và có người quan tâm.

Tìm kiếm đối tác

Để thực hiện ý tưởng, nhà sáng lập cũng cần tìm người cộng sự, bổ sung kỹ năng còn thiếu, cùng chí hướng cũng như tâm huyết ngồi cùng thuyền để đi đến đích. Họ chia đều sở hữu trong công ty, dù công ty chưa có giá trị gì.

Các giai đoạn đầu tư

Ươm mầm: Số tiền từ vòng này có thể nhỏ thôi nhưng là tấm vé quý giá giúp người sáng lập đặt chân lên tàu, bắt đầu hành trình cam go.

Đầu tư thiên thần: Nhà đầu tư thường là các doanh nhân, hoặc lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp, có đủ tiền, tâm lý vững vàng và kinh nghiệm phù hợp, nhưng cũng có thể là các quỹ đầu tư.

“Vòng đời” mà hầu hết các startup đều trải qua ảnh 1

 Hầu hết các startup đều phải trải qua "vòng đời" gian nan khi khởi nghiệp

Họ có thể đầu tư từ 10.000 đến 100.000 USD và sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn để kỳ vọng thu về gấp tới 50 lần số tiền bỏ ra. Số tiền có thể dùng để nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mẫu. Nhà sáng lập sẽ giảm sở hữu công ty nhưng giá trị lại tăng lên.

Các kịch bản tiếp theo

– Sản phẩm rất tốt, nếu có lợi nhuận. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Nhà đầu tư và nhà sáng lập cùng hài lòng khi cổ phiếu biến thành tiền thật, rất nhiều tiền. Thời gian cần 5-10 năm.

– Có tiềm năng tốt, chỗ đứng. Một công ty lớn hơn mua lại. Tin tốt.

– Hết tiền, không ai đầu tư tiếp. Đóng cửa. Mất tiền.

Theo thống kê, có khoảng 25% các đơn vị khởi nghiệp "vấp ngã" và không có cơ hội tổ chức "sinh nhật" lần thứ 5, trước khi họ có thể mở rộng hoạt động, xây dựng mạng lưới khách hàng, tuyển thêm nhân sự và sẵn sàng "chiến đấu" với các đối thủ khác trên thương trường.

Vòng đời của các startup dài hay ngắn phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh của các CEO. Có những công ty "chết yểu" ngay khi mới thành lập, nhưng cũng có những đơn vị sống trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác. "Kim chỉ nam" để tiến tới thành công đó là "thuyền trưởng" trên các con tàu startup phải luôn có các quyết định đúng đắn ở những thời khắc quan trọng trong từng giai đoạn của "cuộc đời" startup.

Bên cạnh đó, ngoài yếu tố may mắn, CEO cũng cần có nhãn quan và kinh nghiệm thực tế trên thương trường.

Tin bài liên quan