Trường Hải soán ngôi Vinamilk thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2016

Trường Hải soán ngôi Vinamilk thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2016

(ĐTCK) Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2016, có nhiều sự thay đổi đáng kể trong Top 10 năm nay.

Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 vừa được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố. Cùng với đó, Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2016 cũng đã lộ diện với nhiều cuộc soán ngôi đáng lưu tâm. 

Trong danh sách, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn tiếp tục đứng vị trí đầu bảng trong Top 10 doanh nghiệp có quy mô lớn nhất năm 2016.

Các vị trí tiếp theo trong Top 10 tiếp tục là các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) xếp vị trí thứ 3, Tập đoàn Điện lực (EVN) xếp vị trí thứ 4 và Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) vị trí thứ 5, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Trường Hải soán ngôi Vinamilk thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2016 ảnh 1 

Có thể thấy phần lớn các vị trí xếp hạng đầu trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hầu hết vẫn thuộc về các doanh nghiệp nhà nước.

Đáng chú ý, trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp FDI có mặt ở vị trí thứ 2 là Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam.

Thay đổi ngoạn mục ở khối tư nhân

Trong khi ở Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam không có nhiều thay đổi, thì Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2016, có nhiều sự thay đổi đáng kể trong Top 10 năm nay.

Trong đó, đáng lưu tâm nhất là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tuy đạt mức vốn hóa cao nhất trên thị trường chứng khoán, song đã để mất ngôi đầu vào tay Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải vốn chỉ đứng vị trí thứ 6 trong trong Bảng xếp hạng năm ngoái. 

Trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp FDI có mặt ở vị trí thứ 2 là Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam.

Đây có thể được coi là một trong những cuộc soán ngôi ngoạn mục nhất của Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất 2016.

Tiếp đó, giữ vị trí thứ 3 và thứ 4 là Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI (DOJI) và Công ty cổ phần FPT.

Tập đoàn Vingroup năm nay đứng vị trí thứ 5 trong. Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đứng ở vị trí thứ 6. Tiếp đó là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) lần lượt đứng vị trí thứ 7 và thứ 8.

Hai ngân hàng có mặt trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) với vị trí thứ 9 và 10.

Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam 2016

STT

TÊN DOANH NGHIỆP

1

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2

Công ty TNHH Samsung Electronics
Việt Nam

3

Tập đoàn Viễn thông Quân đội

4

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

5

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

6

Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn

7

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

8

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

9

Tổng công ty Điện lực miền Bắc

10

T ổng công ty Hàng không Việt Nam - công ty cổ phần

(Nguồn: www.vnr500.com.vn)

Top 10 Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Tư nhân lớn Việt Nam 2016

STT

TÊN DOANH NGHIỆP

1

Công ty CP Ôtô trường hải

2

Công ty CP Sữa Việt Nam

3

Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji

4

Công ty CP FPT

5

Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần

6

Công ty CP Tập đoàn Masan

7

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát

8

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động

9

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

10

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)

(Nguồn: www.vnr500.com.vn)

Đây là năm thứ 10 Bảng xếp hạng VNR500 được công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2015.

Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report có tham khảo mô hình Fortune 500 và chính thức được công bố lần đầu tiên vào năm 2007. Các doanh nghiệp không phải nộp bất kỳ một khoản phí nào để được vào Bảng xếp hạng VNR500.

Tin bài liên quan