Thủ tướng cho rằngviệc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử sẽ giúp chấtlượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao.

Thủ tướng cho rằngviệc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử sẽ giúp chấtlượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao.

Thủ tướng trả lời chất vấn về Grab, Uber

Uber, Grab tác động đến taxi truyền thống nhưng là quy luật tất yếu, mang tính tích cực, giúp người dân giảm chi phí các chuyến đi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan đến việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber.

Theo đó, với xu thế ứng dụng khoa học công nghệ vào các loại hình dịch vụ và dựa vào đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ đã cho phép thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng bằng văn bản giấy trong hoạt động vận tải khách bằng xe hợp đồng. Thời gian thí điểm 2 năm (từ tháng 1/2016).

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc này đúng với quy định của Luật giao dịch điện tử, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về thời gian và chi phí, thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

"Thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử được Thủ tướng đồng ý cho phép áp dụng với tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đối với xe dưới 9 chỗ... Như vậy, việc thí điểm này không dành riêng cho Grab hay Uber", văn bản nêu rõ.

Việc quản lý xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được thực hiện trực tiếp tại cơ quan của tỉnh, thành phố, qua đó đảm bảo được sự giám sát, quản lý từ cơ sở.

Thủ tướng cho biết, đến nay, không chỉ có Grab, Uber mà đã có 7 đơn vị của Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ tương tự. Cụ thể là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải 57 Hà Nội, Công ty Cổ phần Sun Taxi, Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao, Công ty Cổ phần Hợp tác đầu tư và Phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch Linh Trang.

"Qua việc triển khai thí điểm cho thấy, chúng ta đã chủ động và hoàn toàn có thể phát triển bằng chính nội lực của các đơn vị vận tải cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải trong nước. Việc phát triển trong lĩnh vực vận tải đang được thực hiện bảo đảm sự ổn định, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy nội lực và làm chủ công nghệ, không lệ thuộc, trên cơ sở bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh", văn bản nêu rõ.

Về vấn đề quy hoạch, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương cùng các Bộ, ngành xem xét lại sự đáp ứng đồng bộ giữa quy hoạch và nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh việc tối ưu hóa trong tổ chức giao thông đô thị, ưu tiên tạo thuận lợi cho xe buýt, taxi, các phương tiện công cộng để người dân sử dụng thay cho dùng phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông. 

Thủ tướng cho rằng, việc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử đã phần nào tác động đến loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Tuy nhiên, đây là quy luật tất yếu, mang tính tích cực theo hướng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân với chi phí cho các chuyến đi phù hợp, đảm bảo thuận tiện, an toàn. Chất lượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao...

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86 năm 2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó bổ sung quy định quản lý phù hợp đối với xe hợp đồng và xe taxi, quản lý và áp dụng hợp đồng điện tử.

"Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành và phát huy việc ứng dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin bài liên quan