Với TPP, lĩnh vực chịu tác động lớn nhất sẽ là nông nghiệp, cơ hội và thách thức lớn nhất cũng ở đây

Với TPP, lĩnh vực chịu tác động lớn nhất sẽ là nông nghiệp, cơ hội và thách thức lớn nhất cũng ở đây

Nông nghiệp chịu tác động lớn nhất từ TPP

(ĐTCK) Đó là nhận định của ông.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2015 với chủ đề “Doanh nhân cùng Nông dân hội nhập” diễn ra ngày 8/10.

Diễn đàn doanh nhân Việt Nam năm nay tổ chức nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) diễn ra trong bối cảnh đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc thành công cách đây 3 ngày.

Tại diễn đàn, ông Lộc bày tỏ hy vọng nông dân và doanh nhân sẽ cùng nhau sát cánh trong quá trình hội nhập, tận dụng tốt nhất cơ hội, cũng như vượt qua thách thức của TPP.

Ông Lộc cho biết, TPP tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, nhưng lĩnh vực chịu tác động lớn nhất sẽ là nông nghiệp, cơ hội và thách thức lớn nhất cũng ở đây.

“Với TPP, chúng ta có thể chỉ ra những ngành hưởng lợi nhiều nhất như dệt may, giày dép, chế biến nông sản. Nói về thách thức, ngành chăn nuôi sẽ vô cùng khó khăn khi phải đương đầu với các cường quốc về chăn nuôi như Mỹ, Úc, Nhật Bản”, ông Lộc chia sẻ thêm.

Nhìn rộng ra với quá trình hội nhập của Việt Nam, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến nay, Việt Nam đã ký 8 hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đầu năm 2015 đã ký các hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU), trong đó có các cam kết mở cửa thị trường trong nước đối với hàng hóa nông lâm thủy sản.

Từ các hiệp định FTA mở ra không gian thương mại tự do rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác, bao gồm tất cả các thành viên nhóm G7, 15 thành viên của G20 và gần nhất là cộng đồng chung ASEAN.

Thứ trưởng Tuấn cũng cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhất. Thống kê đến cuối năm 2014, có 3.500 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên chỉ chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp hiện nay, số lượng đã thấp, doanh nghiệp còn rất nghèo về vốn, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Hiện tại, doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam cũng rất khiêm tốn. Tính đến tháng 8/2014, tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trong ngành đạt 3,43 tỷ USD (chiếm 1,4% tổng vốn đăng ký FDI cả nước) với 512 dự án (chiếm 3,1% tổng số dự án FDI cả nước). 

Tin bài liên quan