Nhóm công tác Công nghiệp ô tô và xe máy đưa ra đề xuất hỗ trợ để giảm chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe CKD và xe CBU dựa trên nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng, minh bạch và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nhóm công tác Công nghiệp ô tô và xe máy đưa ra đề xuất hỗ trợ để giảm chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe CKD và xe CBU dựa trên nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng, minh bạch và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nhà đầu tư lo Nghị định 116 làm thị trường ô tô bất ổn

Trưởng Nhóm công tác Công nghiệp ô tô và xe máy cho rằng, một vài quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP đã làm cho thị trường bất ổn.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) sáng nay, ông Toru Kinoshita, Trưởng Nhóm công tác Công nghiệp ô tô và xe máy cho biết, ông rất hoan nghênh các nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, điều ông lo ngại là một vài quy định về thủ tục hành chính trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP và việc thực thi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ hiện nay đang tác động làm cho thị trường bất ổn. Đó là các yêu cầu về chứng nhận VTA, chứng chỉ ECE cho linh kiện, phụ tùng nhập khẩu…

“Chúng tôi tin rằng, một thị trường tăng trưởng ổn định nên cần bao gồm cả sự cân bằng hợp lý của cả xe CKD và xe CBU. Để thực hiện và duy trì sự cân bằng, chúng ta nên cần tăng cường khả năng cạnh tranh của xe CKD phục vụ phần lớn thị trường.

Đồng thời, phân khúc xe mà thị trường nhỏ hơn có thể cũng được đáp ứng khi Chính phủ cần phải sửa đổi một vài điểm trong Nghị định 116. Nghị định này gần như đã ngừng toàn bộ việc kinh doanh xe nhập khẩu CBU của các nước phát triển, ví dụ Nhật Bản, châu Âu… trong 6 tháng vừa qua”, ông Toru Kinoshita nói.

Cũng theo ông này, thì hiện nay, năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô còn yếu kém do quy mô sản lượng sản xuất còn ở mức thấp. Năng lực đảm bảo các yêu cầu về chất lượng/chi phí/giao hàng (QCD) cũng là vấn đề rất lớn đối với các nhà cung cấp của Việt Nam.

“Trên thực tế, rất ít nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn QCD để tham gia chuỗi cung cấp toàn cầu. Hơn nữa, mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách và cơ chế thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ nhưng chưa thực sự hợp lý và khả năng áp dụng còn hạn chế”, ông Toru Kinoshita nhấn mạnh.

Bởi vậy, Nhóm công tác Công nghiệp ô tô và xe máy đã đề xuất thực hiện các giải pháp đồng bộ dựa trên 3 nhóm chính sách trụ cột chính.

Thứ nhất, là nhóm chính sách nhằm duy trì và thúc đẩy thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và dài hạn, gồm cả việc hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định của thị trường.

Theo Nhóm công tác, các chính sách về thị trường cần đảm bảo đối xử công bằng, rõ ràng và có thời gian hợp lý để các doanh nghiệp kịp chuẩn bị kế hoạch kinh doanh.

Một cách cụ thể, Nhóm công tác đã đề xuất Chính phủ loại bỏ các quy định bất hợp lý trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP và Nghị định 140/2016/NĐ-CP để tránh làm thị trường ô tô trở nên bất ổn kéo dài.

Thứ hai, có nhóm chính sách hỗ trợ để giảm chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe CKD và xe CBU dựa trên nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng, minh bạch và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Cuối cùng, là có nhóm chính sách và cơ chế phù hợp thực tiễn hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp.

“Để tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô và doanh nghiệp sản xuất linh kiện, Chính phủ nên có ưu đãi đầu tư cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp để họ có thể đầu tư máy móc, khuôn và đồ gá, nhằm nội địa hóa linh kiện, qua đó giúp giảm bớt tác động bất lợi của quy mô sản lượng thấp”, ông Toru Kinoshita đề xuất.

Cùng với đó, theo ông Toru Kinoshita, có thể mời các nhà cung cấp linh kiện lớn tham gia vào các cuộc đối thoại về ngành ô tô và thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các điểm thảo luận rõ ràng, sau đó cần báo cáo Thủ tường thường xuyên hơn để cải thiện tính khả thi của chính sách ban hành.

“Còn về phía nhà sản xuất, chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng để làm giảm chi phí sản xuất của xe và nhà cung cấp. Đồng thời chúng tôi tiếp tục cung cấp các hướng dẫn về việc tuyển chọn nhà cung cấp, các điều kiện tuyển chọn và danh sách các linh kiện chúng tôi có kế hoạch nội địa hóa để các nhà cung cấp tiềm năng cân nhắc.

Chúng tôi cũng mở rộng cơ hội tuyển chọn nhà cung cấp không phân biệt các nhà cung cấp có vốn đầu tư nước ngoài hay nhà cung cấp trong nước”, ông Toru Kinoshita cam kết.

Tin bài liên quan