Chính phủ các quốc gia chính là “người giàu nhất” ở quốc gia đó chứ không phải các quỹ hay ngân hàng.

Chính phủ các quốc gia chính là “người giàu nhất” ở quốc gia đó chứ không phải các quỹ hay ngân hàng.

GDP có thể đạt 7,8% nếu ROA của doanh nghiệp nhà nước tăng 1%

(ĐTCK) Theo tính toán từ số liệu nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nếu cải thiện được 1% ROA của khối doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng tới 7,8%/năm

Theo số liệu vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố, Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn và tài sản sở hữu toàn dân vào sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Tính riêng 781 doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước năm 2014 thì tổng tài sản đã hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn, Tổng công ty và công ty mẹ - con chiếm 90%. Vốn chủ sở hữu 1.233 nghìn tỷ đồng (Tập đoàn 65%, Tổng công ty 25,2%, khối công ty mẹ con chiếm 2,3%). Nếu tính toàn bộ các doanh nghiệp có 100% và trên 50% sở hữu Nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5.408 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 257 tỷ USD.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Ciem, đây mới là con số tính theo giá trị số sách tài sản hiện tại do Doanh nhiệp nhà nước nắm giữ nhưng chưa tính giá trị nguồn lực đất đai mà các doanh nghiệp này đang sở hữu.

Theo ông Cung, đất đai là tài sản có giá trị vô cùng lớn ở Việt Nam, nếu tính theo giá thị trường hiện này thì mức vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp nhà nước còn lớn hơn rất nhiều.

Dẫn kết quả một nghiên cứu có liên quan gần đây, ông Cung cho rằng, Chính phủ các quốc gia chính là “người giàu nhất” ở quốc gia đó chứ không phải các quỹ hay ngân hàng. Với những khối tài sản hết sức khổng lồ thuộc quyền sở hữu của nhà nước bao gồm cả tài sản thương mại và phi thương mai, trong đó tài sản phi thương mại còn lớn hơn nhiều, Chính phủ các nước đều đã nghĩ đến nâng cao hiệu quả để sử dụng khối tài sản công này như là một cách thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng quốc gia. 

Nếu tính toàn bộ các doanh nghiệp có 100% và trên 50% sở hữu Nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5.408 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 257 tỷ USD. 

Hiện nay ở Việt Nam, tài sản công là bao nhiêu thì chưa có tính toán thực sự xác thực nhưng theo ông Cung, con số này chắc chắn là rất lớn, bởi giá trj thực còn bao gồm cả số lượng tài nguyên và các nguồn lực đang nằm trong tay khu vực Doanh nhiệp nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua đã cho thấy công tác quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước chưa tốt và không rõ trách nhiệm, còn xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Điều này cho thấy một vấn đề tồn tại bấy lâu nay là khối tài sản khổng lồ trong tay Doanh nhiệp nhà nước thường được quản lý kém hiệu quả hơn so với khối tư nhân. Thực tế này đòi hỏi cần xem lại và nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà nước, tách bạch rõ ràng chức năng quản lý và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong Doanh nhiệp nhà nước để cải thiện tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Cũng theo ông Cung, tính toán từ nghiên cứu trên cho thấy chỉ cần tăng được 1% hệ số ROA (tỷ số thu nhập ròng/ tổng tài sản) thì Việt Nam sẽ có thêm 2,6 tỷ USD, bằng hơn 1 điểm % GDP. Có nghĩa là nếu cải thiện được 1% ROA của khối doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng tới 7,8%/năm.

“Hiện tại mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình là 6,5%/năm, vậy chỉ cần tăng 1% của yếu tố trên thì có thể nâng mức tăng trưởng lên trên 7% và thậm chí còn cao hơn. Điều này cho thấy dư địa nâng cao tăng trưởng từ cải thiện hiệu quả quản trị Doanh nhiệp nhà nước không phải là nhỏ, cần coi đây như một công cụ tiềm năng để thực hiện mục tiêu để tăng trưởng kinh tế”, ông Cung nhấn mạnh. 

Tin bài liên quan