Ông Trương Duy Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt (ngồi giữa) đang tranh luận với các cổ đông

Ông Trương Duy Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt (ngồi giữa) đang tranh luận với các cổ đông

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em: Loay hoay tìm hướng đi

Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã có nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước vẫn đang loay hoay tìm hướng đi.

Sau hàng loạt những bê bối liên quan đến các chất độc gây ngứa, viêm  da, thậm chí có thể gây ung thư, điển hình như chất độc phthalates - chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản..., đồ chơi Trung Quốc đã bị nhiều người tiêu dùng Việt Nam quay lưng.

Dù càng ngày càng có thêm lòng tin của người tiêu dùng, nhưng để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, mặt hàng đồ chơi trẻ em Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt phải đối đầu với “ông lớn” Trung Quốc, mặt khác vấp phải sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều cơ sở sản xuất trong nước. Các cơ sở này không cần gây dựng thương hiệu, đầu tư mẫu mã, mà chỉ “chớp” lấy những mẫu hàng bán chạy của các đơn vị có thương hiệu rồi làm nhái, làm ẩu, bán với giá rẻ mong kiếm lời.

Nhược điểm dễ thấy nhất là, các doanh nghiệp sản phẩm đồ chơi trẻ em trong nước thường ít đầu tư về khâu thiết kế, công nghệ sản xuất để thay đổi mẫu mã, nâng cao tính năng hoạt động. Tuy nhiên, theo đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em có tiếng ở Hà Nội, xu hướng mua đồ chơi cho trẻ em của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi. Họ không đánh giá và chọn mua sản phẩm theo mẫu mã, mà tìm những sản phẩm an toàn, có tính giáo dục và giải trí cao. Chính vì vậy, các loại đồ chơi sản xuất bằng gỗ từ các doanh nghiệp trong nước thời gian qua được tiêu thụ khá tốt.

“Hiện tại, việc cạnh tranh bằng mẫu mã không còn là ưu tiên hàng đầu của mặt hàng đồ chơi trẻ em nữa. Do đó, cơ hội để các doanh nghiệp trong nước phát triển là khá lớn”, đại diện doanh nghiệp này nói. Song đây mới chỉ là xu hướng ở các đô thị, thành phố, khi các bậc cha mẹ có nhiều thông tin và khả năng tài chính tốt. Còn ở khu vực nông thôn, nhiều người vẫn còn chưa có đủ thông tin và khả năng tài chính có hạn. Bên cạnh đó, đồ chơi Trung Quốc giá rẻ vẫn có sức hấp dẫn nhất định với không ít người, nhất là ở nông thôn.

Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng đi. Giám đốc một công ty sản xuất đồ chơi lâu năm tại Hà Nội cho hay, hiện lượng hàng hóa của công ty ông bị tồn đọng khá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn lưu động; một số đại lý của công ty cũng yêu cầu trả lại hàng vì bán chậm và sẽ nhập hàng hóa của công ty khác để kinh doanh.

Nhiều cổ đông cho rằng, dù công ty đã có kinh nghiệm và quen thuộc thị trường đồ chơi trẻ em, nhưng nếu muốn tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này, thì cần thay đổi phương thức kinh doanh. Song cũng có một số ý kiến đề xuất công ty nên từ bỏ hoạt động sản xuất, mà chuyển sang hoạt động thương mại, nhập khẩu và phân phối đồ chơi giá rẻ. Với cách này, công ty vẫn tận dụng được mạng lưới khách hàng và đơn vị phân phối đồ chơi của mình để cạnh tranh.

Thế nhưng, CEO không chấp nhận phương án ngừng sản xuất, vì nếu làm như vậy, nhiều lao động sẽ mất việc làm, thương hiệu mà công ty gây dựng bao lâu nay cũng sẽ dần lụi tàn. Quan trọng hơn, theo CEO, phần lớn loại đồ chơi ngoại giá rẻ không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xã hội. CEO đề nghị nên giữ nguyên hoạt động sản xuất, nhưng phải nghiên cứu lại thị trường, định vị lại sản phẩm, kênh phân phối và mô hình kinh doanh để đảm bảo sức cạnh tranh và duy trì thị phần cho công ty.

Để thực hiện được kế hoạch của CEO, công ty cần phải có thời gian và các cổ đông phải đầu tư thêm vốn. Trong khi đó, tình hình tài chính của công ty chưa cho phép. Liệu trong trường hợp này, CEO có nên cân nhắc đến việc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp? Đó là nhập khẩu một số lượng vừa đủ hàng ngoại giá rẻ từ Trung Quốc, đồng thời vẫn không từ bỏ hoạt động sản xuất nhằm giữ được thương hiệu, lao động không bị thất nghiệp. CEO sẽ bước vào cuộc tranh luận hết sức căng thẳng với các cổ đông để có được giải pháp đồng thuận nhất cho vấn đề  này.

Tin bài liên quan