Tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Philippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore ( 90%)

Tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Philippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore ( 90%)

Doanh nghiệp ngoại chỉ cần vào Việt Nam 1 năm, họ hiểu khách hàng hơn chúng ta 10 năm

(ĐTCK) “Tôi không cho rằng thấu hiểu người tiêu dùng là lợi thế của doanh nghiệp nội vì hãy nhìn các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam, chỉ một năm là họ có thể hiểu khách hàng hơn chúng ta trong suốt 10 năm".

Hội thảo “Ngành bán lẻ Việt Nam bước chân vào Thế giới phẳng: Cơ hội hay thách thức” do Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSc), CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) và Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GFK Việt Nam tổ chức là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo theo ngành, gắn với các lĩnh vực trong bộ chỉ số ngành mà HOSE đã xây dựng dựa theo chuẩn MSCI.

Thông tin tại hội thảo cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam còn rất tiềm năng so với các nước trong khu vực.

Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu phân tích VietinBankSc chia sẻ, dù quy mô thị trường lớn, nhưng ngành bán lẻ của Việt Nam còn tập trung quá nhiều vào các kênh phân phối truyền thống, thông qua chợ, cửa hàng nhỏ lẻ. Tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Philippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore ( 90%).

Theo quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, (tức là cần thêm khoảng 550 siêu thị so với hiện nay), 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Với kế hoạch này, tỷ lệ bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 45%.

Trong quá trình hội nhập, ngành bán lẻ nội địa đứng trước cả cơ hội và thách thức. Chẳng hạn, với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế đối với hầu hết các mặt hàng đều giảm về 0% và mức thuế suất cao nhất chỉ là 5% vào năm 2018.

“Chúng tôi nhận thấy đa số các sản phẩm đều cắt giảm thuế xuống 0%, một số ít sản phẩm giảm xuống 5%. Các doanh nghiệp nước ngoài đã có sẵn hàng hóa, họ chỉ thiếu kênh phân phối, do đó, cách nhanh nhất đưa hàng hóa là mua lại các chuỗi bán lẻ ở thị trường Việt Nam”, ông Đăng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp ngoại chỉ cần vào Việt Nam 1 năm, họ hiểu khách hàng hơn chúng ta 10 năm ảnh 1

FPT đang tính tới việc bán đi một trụ cột kinh doanh của mình 

Trước xu thế này, doanh nghiệp nội địa chỉ có thể đứng vững nếu có thể nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, thiếu hiểu thị trường từng vùng miền.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MWG nhấn mạnh: “Tôi không cho rằng thấu hiểu người tiêu dùng là lợi thế của doanh nghiệp nội vì hãy nhìn các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam, chỉ một năm là họ có thể hiểu khách hàng hơn chúng ta trong suốt 10 năm. Đặc điểm chung của khách hàng ở bất kỳ nơi đâu là mong muốn được phục vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Vì thế, tôi tin rằng, doanh nghiệp bán lẻ có thể nhìn thấy cơ hội không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cả trong khu vực”.

Các doanh nghiệp nước ngoài đã có sẵn hàng hóa, họ chỉ thiếu kênh phân phối, do đó, cách nhanh nhất đưa hàng hóa là mua lại các chuỗi bán lẻ ở thị trường Việt Nam.

Ông Tài cho biết thêm, trong tương lai, các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn có cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị phần, đây cũng là cơ hội để phát triển kênh cửa hàng hiện đại, tăng cường hiệu quả kinh doanh nhờ quy mô lớn.

Một số yếu tố tác động tới thị trường bán lẻ là sự tăng trưởng của mô hình bán lẻ đa kênh (Omni channel); người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ điện thoại phổ thông sang các loại điện thoại thông minh; sự thay đổi không ngừng của công nghệ tạo ra nhu cầu mới; thị trường điện máy là thị trường còn phân mảnh tạo cơ hội cho một số ít công ty thống lĩnh thị trường;…

Bán lẻ điện tử sẽ tăng trưởng tốt

Đánh giá về xu hướng của thị trường bán lẻ trong thời gian tới, ông Huỳnh Phước Cường, Giám đốc Khối Bán Lẻ, GFK Việt Nam có dự báo tích cực về sự phát triển của nhóm hàng công nghệ điện tử. Theo đó, nhóm sản phẩm điện thoại tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh (dự kiến đến năm 2017, doanh thu có thể đạt con số 82 nghìn tỷ đồng so với 30,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2012).

Trong khi đó, đà tăng trưởng của nhóm sản phẩm máy tính xách tay giảm do sự góp mặt ngày càng nhiều của sảm phẩm giá rẻ (dự kiến đến năm 2017, doanh thu còn 13 nghìn tỷ đồng so với con số 17 nghìn tỷ đồng trong năm 2012).

Doanh nghiệp ngoại chỉ cần vào Việt Nam 1 năm, họ hiểu khách hàng hơn chúng ta 10 năm ảnh 2

Thông tin tại hội thảo cho thấy, ngành bán lẻ Việt còn rất tiềm năng so với các nước trong khu vực 

Riêng nhóm sản phẩm máy tính bảng cũng ghi nhận sự tăng trưởng nhưng sẽ chậm, cụ thể dự kiến đến năm 2017, doanh thu ước tính đạt 9,8 nghìn tỷ đồng (năm 2012, doanh thu đạt 1,7 nghìn tỷ đồng).

Ông Cường cho biết thêm, xu hướng tiêu dùng cho nhóm thiết bị gia đình dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ gia tăng ở dòng sản phẩm tivi màn hình phẳng, máy điều hòa, tủ lạnh và máy giặt, trong đó dự kiến đến năm 2017, giá trị mà dòng sản phẩm tivi màn hình phẳng mang lại có thể đạt đến 27 nghìn tỷ đồng.

Tin bài liên quan