Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015

Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015

"Hội nhập quốc tế không phải khái niệm trừu tượng” - khẳng định của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã được minh chứng bằng rất nhiều hành động cụ thể trong năm 2015.

Năm 2015, Việt Nam hoàn thành 3 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác quan trọng: Hàn Quốc (5/2015), Liên minh Kinh tế Á - Âu (5/2015), Liên minh châu Âu (12/2015); kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng 11 quốc gia thành viên và đặc biệt là việc chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực và trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng.

Chủ trương đối ngoại, hợp tác đa phương nhất quán của Việt Nam đã được khẳng định và chứng minh là hoàn toàn đúng đắn khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng tăng, cũng như sự nổi lên của các thách thức toàn cầu khiến tất cả các quốc gia đều cần hợp tác với nhau.

Tận dụng sức mạnh của cả 4 kênh đối ngoại là Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, ngoại giao Việt Nam năm 2015 tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, ghi nhiều dấu ấn quan trọng và “đầu tiên” trong công tác đối ngoại, đưa năm 2015 trở thành “Năm Hội nhập”.

Báo Đầu tư xin điểm lại những sự kiện ngoại giao nổi bật để bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về những thành tựu của ngoại giao Việt Nam năm 2015.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 11/2015. Cùng với chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 4/2015), chuyến thăm của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang duy trì xu thế phát triển tích cực, đồng thời hai nước cũng đang kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

 Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 9/2015 đã mở ra tầm nhìn cho phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã khẳng định, kết nối hai nền kinh tế là nhu cầu và lợi ích của hai bên, với trọng tâm là kết nối chiến lược phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và nguồn nhân lực.

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ tháng 7/2015 là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa hai nước khi hai nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực hợp tác. 

 Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Belarus A. Lukashenko theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 12/2015 đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Là hai nước thành viên tham gia FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, nhân chuyến thăm này, hai bên đã ra Tuyên bố chung nhằm củng cố và phát triển toàn diện quan hệ giữa Việt Nam và Belarus.

 Tháng 3/2015, Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Thủ đô Hà Nội. Với nội dung Chương trình nghị sự tập trung vào chủ đề: “Những mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”, IPU 132 đã tập trung thảo luận để chuẩn bị thông qua một Chương trình nghị sự về phát triển cho giai đoạn sau 2015. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội - văn kiện quan trọng nhất của Đại hội đồng được thông qua lần này mang ý nghĩa lớn lao và ghi dấu ấn của Quốc hội Việt Nam bởi được chính Quốc hội Việt Nam đề xuất. Đây sẽ là di sản lớn, thể hiện sự đóng góp nổi bật của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới.

 Chuyến thăm chính thức Trung Quốc tháng 4/2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

 Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 4/2015) là lần thứ 3 ông Medvedev tới Việt Nam. Chuyến thăm đã góp phần thắt chặt quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, đồng thời đẩy nhanh ký kết chính thức FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu cuối tháng 5/2015.

Nhận lời mời của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới New York (Hoa Kỳ) tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các sự kiện cấp cao liên quan tháng 9/2015. 

Với nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, trong hai ngày 30/11 và 1/12/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cùng gần 150 nguyên thủ quốc gia khác tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) tại Paris (Pháp). Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp Cấp cao COP21, nêu bật thông điệp Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu. 

Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015 ảnh 10

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân thăm làm việc tại Lào theo lời mời của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayasone

Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015 ảnh 11

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của ông Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc tháng 12/2015. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội - thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa hai cơ quan lập pháp hai nước, mở ra giai đoạn phát triển mới trong tiến trình hợp tác giữa hai Quốc hội và nhân dân hai nước.

Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015 ảnh 12

Tháng 7/2015, Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland David Cameron thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và mang theo "một máy bay đầy doanh nhân". Hai nhà lãnh đạo đồng cấp đã khẳng định, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột ưu tiên trong quan hệ hai nước. 

Dấu ấn đối ngoại Việt Nam trong năm hội nhập 2015 ảnh 13

 Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5/11 đến 8/11. Là một trong các quốc gia có quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam, Italy là quốc gia đã ủng hộ tích cực việc Việt Nam ký kết chính thức FTA Việt Nam-EU.

Tin bài liên quan