WB cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc

WB cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc

(ĐTCK) Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 3 năm tới khi nước này tiến hành các cải cách cơ cấu.

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ giảm xuống còn 7,4% từ mức ước tính trước đó là 7,6%, theo WB.

“Tại Trung Quốc, tăng trưởng sẽ dần chậm lại, khi các nỗ lực để xử lý những rủi ro bất ổn tài chính và sự bó buộc của cơ cấu tăng lên”, WB nói.

Tăng trưởng năm 2015 sẽ giảm còn 7,2% và sau đó giảm tiếp còn 7,1% trong năm 2016, từ mức sự báo trước đó là 7,5% cho cả hai năm.

Ngân hàng Thế giới là tổ chức mới nhất trong số một loạt các ngân hàng lớn cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Tháng trước, Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs đã cắt giảm mức dự báo tăng trưởng của nước này còn 7,1% từ mức 6,6% cho năm 2015 và giữ mức dự báo tăng trưởng năm nay ở mức 7,3%, thấp hơn mục tiêu 7,5% của Bắc Kinh.

Lỗi hẹn với mục tiêu tăng trưởng

Louis Kuijs, Kinh tế trưởng về Trung Quốc của RBS, nói rằng, Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng chính thức của mình trong năm nay, do Chính phủ “OK” với tăng trưởng chậm hơm.

“Không giống như các dự báo của chúng tôi trước đây, Chính phủ không còn quá nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5%”, ông Kuijs nói.

“Một trong những thông điệp quan trọng đến từ các dự báo gần đây là Chính phủ dường như thoải mái với việc tăng trưởng yếu hơn một chút so với mục tiêu, miễn sao một số lĩnh vực, như thị trường lao động, giữ được đà tăng”.

Giới chức Trung Quốc nhiều lần nói rằng, sẽ không có thay đổi đáng kể nào trong chính sách, bất chấp một loạt dữ liệu kinh tế yếu hơn kỳ vọng gần đây.

Tăng trưởng sẽ chậm lại khi Chính phủ Trung Quốc cố gắng “phá vỡ sự cân bằng” giữa việc hạn chế các rủi ro tăng trưởng và việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng, WB nói thêm.

“Các biện pháp để hạn chế nợ chính quyền địa phương, kiềm chế hoạt động ngân hàng đen và xử lý năng lực dư thừa, nhu cầu năng lượng cao và tình trạng ô nhiễm nặng sẽ dẫn đến hệ quả giảm đầu tư và sản lượng sản xuất”, Ngân hàng Thế giới nói.

WB cũng cắt giảm mức dự báo tăng trưởng cho các nước đang phát triển khu vực Đông Á trong hai năm tới, từ 7,1% xuống còn 6,9%, do tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại.

Tin bài liên quan