Vì sao Ả Rập Xê út đồng ý với thỏa thuận ngừng tăng sản lượng?

Vì sao Ả Rập Xê út đồng ý với thỏa thuận ngừng tăng sản lượng?

(ĐTCK) Ả rập Xê út đưa sản lượng dầu mỏ xuất khẩu lên mức cao nhất 10 tháng trong tháng 1/2016, chỉ 1 tuần trước khi đồng ý với Nga về thỏa thuận ngừng gia tăng sản lượng.

Ả Rập Xê út, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã cung cấp 7,84 triệu thùng dầu/ngày, tăng mạnh so với mức 7,49 triệu thùng/lượng trong tháng 12/2015, theo số liệu của cơ quan phụ trách nhóm ngành công nghiệp năng lượng dưới sự phụ trách của Diễn đàn năng lượng quôc tế (International Energy Forum). Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2015, khi quốc gia này xuất khẩu 7,89 triệu thùng dầu/ngày.

Ả Rập Xê út, Nga, Venezuela và Quatar trong ngày 16/2 đã đồng ý với thỏa thuận giữ nguyên mức sản lượng trong tháng 1/2016, một biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nguồn cung dư thừa quá lớn trên thị trường, nguyên nhân chính khiến giá dầu sụp đổ.

Tuy nhiên, thỏa thuận này phụ thuộc vào mức độ hợp tác của các nhà sản xuất khác. Trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, đã có 15 nhà sản xuất dầu mỏ lớn xác nhận sẽ tham dự hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 17/4 tới tại Doha.

Giá dầu đã giảm khoảng 50% kể từ khi Ả Rập Xê út đưa ra quyết định không cắt giảm sản lượng dầu vào năm 2014, nhằm cạnh tranh trong cuộc chiến thị phần với dầu đá phiến Mỹ. Kể từ đầu năm tới nay, giá dầu thô brent tiêu chuẩn đã hồi phục trở lại khoảng 33%, một phần nhờ tác động tích cực giữa Nga và Ả Rập Xê út trong tháng 2 vừa qua. Hiện tại, giá dầu giao dịch quanh mức 40,90 USD/thùng.

Không riêng gì Ả Rập Xê út, các nhà sản xuất chính khác thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Iran, Iraq và Kuwait cũng tăng sản lượng xuất khẩu trong tháng một, theo số liệu từ báo cáo trên.

Tin bài liên quan