Ảnh minh họa: AFP

Ảnh minh họa: AFP

Vàng tiếp tục giảm, giá dầu bốc hơi

(ĐTCK) Trong khi phố Wall hồi phục nhẹ trở lại, thì việc đồng USD mạnh lên khiến vàng tiếp tục giảm giá, trong khi giá dầu có phiên lao dốc không phanh sau báo cáo dự trữ dầu của Mỹ tăng quá mạnh.

Sau phiên điều chỉnh vào những phút cuối của phiên giao dịch hôm thứ Ba, phố Wall đã nỗ lực phục hồi trở lại trong phiên giao dịch thứ Tư. Tuy nhiên, còn nhiều lực cản khiến các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ chỉ đóng cửa với mức tăng khiêm tốn.

Đầu tiên là cú shock từ giá dầu. Sau dữ liệu kho dự trữ của Mỹ tăng quá mạnh trong tuần trước, giá dầu thô đã giảm mạnh 7%, qua đó kéo nhóm cổ phiếu năng lượng lao theo. Tiếp đó, nhà đầu tư lại tiếp tục lo lắng về chính sách tiền tệ sau biên bản cuộc họp tháng 3 của Ủy ban Thị trường mở (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố.

Theo biên bản này, phe ủng hộ duy trì lãi suất thấp vẫn chiếm số đông. Tuy nhiên, các nhà hoạt định chính sách đã đã có sự chia rẽ về thời gian tăng lãi suất, nhiều người đã nhìn thấy được sức mạnh của nền kinh tế Mỹ để mở đường cho việc tăng lãi suất vào cuối năm nay.

Biên bản cuộc họp cho biết, “nhiều người” lên tiếng nói rằng, họ mong đợi dữ liệu kinh tế sắp tới sẽ đảm bảo một tỷ lệ ban đầu tăng trong tháng 6.

Ngay cả khi đối mặt với một quý đầu yếu, "những người tham dự cuộc họp nhìn thấy sự cải thiện trên diện rộng trong điều kiện thị trường lao động. Trong khi hầu như tất cả các đại biểu nhận rủi ro tiềm ẩn từ viễn cảnh kết quả kinh tế và tài chính bên ngoài, hầu hết đã thấy nguy cơ đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động Mỹ là gần như cân bằng", báo cáo cho biết.

Jerome Powell, một thống đốc của Fed nói rằng, Ngân hàng Trung ương cần "nhiều bằng chứng" để tăng lãi suất, trong khi hiện thị trường việc làm đang tăng chậm lại. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed New York, William Dudley cho biết, tăng trưởng lương đã mạnh hơn so với nền kinh tế nói chung và "có một số cái hỗ trợ" (cho việc tăng lãi suất).

Sau biên bản và các phát biểu này, đồng USD tăng mạnh trở lại khi giới đầu tư cho rằng, Fed đã “hiếu chiến” hơn thị trường dự đoán.

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Dow Jones tăng 27,09 điểm (+0,15%), lên 17.902,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,57 điểm (+0,27%), lên 2.081,90 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 40,59 điểm (+0,83%), lên 4.950,82 điểm.

Trong khi chứng khoán Mỹ chịu tác động tiêu cực từ cổ phiếu năng lượng, thì chứng khoán châu Âu lại được hưởng lợi từ nhóm cổ phiếu này, sau thông tin M&A - Royal Dutch Shell bỏ ra 70 tỷ USD để mua BG.

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 24,36 điểm (-0,35%), xuống 6.937,41 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 87,66 điểm (-0,72%), xuống 12.035,86 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 14,33 điểm (-0,28%), xuống 5.136,86 điểm.

Trên thị trường chứng khoán chau Á, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 15 năm trong phiên thứ Tư khi nhà đầu tư đổ tiền vào 2 quỹ đầu tư tương hỗ mới cho thấy, nhà đầu vẫn rất hào hứng vào kênh đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông có bước nhảy vọt 3,8%, lên mức cao nhất 7 năm khi các nhà đầu tư Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng hết hạn ngạch 10,5 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD) để đầu tư vào chứng khoán đặc khu này. Chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục duy trì đà tăng, dù khiêm tốn hơn phiên trước đó.

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Nikkei 225 tăng 149,27 điểm (+0,76%), lên 19.789,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 961,22 điểm (+3,80%), lên 26.236,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 33,43 điểm (+0,84%), lên 3.994,81 điểm.

Sau biên bản cuộc họp của FOMC, đồng USD tăng mạnh trở lại khiến vàng không có cơ hội để phục hồi, nên chấp nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

Kết thúc phiên 8/4, giá vàng giao ngay giảm 5,5 USD (-0,46%), xuống 1.202,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 7,5 USD/ounce (-0,62%), xuống 1.203,1 USD/ounce.

Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô hàng tuần đã tăng 10,9 triệu thùng, gần mức cao nhất trong 14 năm và hơn dự kiến. Trước đó, Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 12,2 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều so với con số kỳ vọng 3,4 triệu thùng của các chuyên gia.

Những thông tin này đã khiến vàng lao dốc mạnh trong phiên thứ Tư khi mất tới 7%, xóa hết gần như những gì có được trong 2 phiên tăng mạnh đầu tuần.

Kết thúc phiên 8/4, giá dầu thô Mỹ giảm 3,56 USD/thùng (-7,06%), xuống 50,42 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 3,55 USD (-6,39%), xuống 55,55 USD/thùng.

Tin bài liên quan