Phố Wall đảo chiều sau kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp được công bố (Ảnh minh họa: AFP)

Phố Wall đảo chiều sau kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp được công bố (Ảnh minh họa: AFP)

Vàng tăng vọt trở lại, chứng khoán đảo chiều

(ĐTCK) Kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố khiến chứng khoán Âu, Mỹ đảo chiều, trong khi nhận thông tin tích cực giúp giá vàng tăng vọt trở lại trong phiên thứ Ba.
 

Sau phiên khởi sắc đầu tuần, lên mức cao nhất 3 tuần nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc của một số doanh nghiệp được công bố trong phiên, chứng khoán Mỹ đã đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Ba do kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà ở và sản phẩm tiêu dùng công bố lợi nhuận kém hơn mong đợi.

Cụ thể, cổ phiếu của các doanh nghiệp như Whirlpool, Sherwin Williams đều giảm trên 10%, hay Home Depot và nhà sản xuất thể thao Under Armour đều giảm 3,5% khi công bố kết quả kinh doanh kém khả quan.

Thâm chí cổ phiếu của đại gia Apple, cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất S&P 500 cũng giảm 2% dù công bố doanh số bán iPhone tốt hơn dự kiến.

Chỉ một số điểm sáng như P&G tăng 3,4% khi báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến, nhưng những sự hỗ trợ này không thể giúp phố Wall duy trì được đà tăng trước đó, mà chỉ giúp phố Wall hãm bớt đà giảm trong phiên thứ Ba.

Trong số 150 công ty trong S&P 500 đã báo cáo kết quẩ kinh doanh cho đến nay, 75,% có lợi nhuận vượt mong đọitrên mức trung bình 63,5% trong dài hạn.

Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Dow giảm 53,76 điểm (-0,30%), xuống 18.169,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,17 điểm (-0,38%), xuống 2.143,16 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 26,43 điểm (-0,50%), xuống 5.283,40 điểm.

Tại thị trường chứng khoán châu Âu, dữ liệu vừa công bố cho thấy tinh thần kinh doanh của Đức đã được cải thiện bất ngờ vào tháng 10, cho thấy lãnh đạo công ty đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giúp chứng khoán khu vực tăng khá tốt nửa đầu phiên thứ Ba. Trong đó, chứng khoán Đức lên mức cao nhất 2016. Tuy nhiên, cũng giống phố Wall, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa công bố thất vọng đã khiến chứng khoán châu Âu đảo chiều và đóng cửa giảm nhẹ.

Kết thúc phiên 25/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 31,24 điểm (+         0,45%), lên 7.017,64 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 3,86 (-0,0 4%), xuống 10.757,31 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 11,74 điểm (-0,26%), xuống 4.5       40,84 điểm.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 6 tháng khi đồng yên yếu làm tăng kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản gia tăng. Chứng khoán Trung Quốc cũng duy trì đà tăng sau phiên khởi sắc đầu tuần, trong khi chứng khoán Hồng Kông điều chỉnh nhẹ khi nhà đầu tư thận trọng trước khả năng Fed tăng lãi suất ngày càng cao và chứng khoán đại lục không duy trì được đà khởi sắc như phiên trước.       

Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 130,38 điểm (+0,76%), lên 17.365,25 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 38,97 điểm (-0,17%), xuống 23.565,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,69 điểm (+0,12%), lên 3131,94 điểm.

Giá vàng lại tăng mạnh trở lại trong phiên thứ Ba khi lực cầu bắt đáy gia tăng, và đồng USD hạ nhiệt sau khi lên mức cao nhất 7 tháng. Ngoài ra, thông tin hỗ trợ nhất cho giá vàng là thông tin về việc có dòng chảy tiền từ các quỹ giao dịch vàng hoán đổi chảy sang vàng trong thời gian qua.

Kết thúc phiên 25/10, giá vàng giao ngay tăng 8,7 USD (+0,69%), lên 1.273,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 10,1 USD (+0,80%), lên 1.273,8 USD/ounce.

Trong khi đó, việc đồng USD tăng mạnh đã khiến giá dầu thô tiếp tục giảm trong phiên thứ Ba, xuống dưới ngưỡng 50 USD/thùng.

Kết thúc phiên 25/10, giá dầu thô Mỹ giảm 0,56 USD/thùng (-1,12%), xuống 49,96 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,67 USD (-1,32%), xuống 50,79 USD/thùng.

Tin bài liên quan