Trung Quốc có thành người hùng giải cứu châu Âu?

Trung Quốc có thành người hùng giải cứu châu Âu?

Sự quan tâm của thế giới về việc Trung Quốc có thể đóng góp như thế nào vào kế hoạch giải cứu châu Âu minh chứng cho sức ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này trên chính trường quốc tế.

 

Cuộc khủng hoảng đã đem lại cho Trung Quốc cơ hội thể hiện tính toàn cầu và trách nhiệm tương xứng với vị thế đang ngày càng tăng?

 

Giúp đỡ châu Âu: Lợi ích lâu dài của Trung Quốc

 

Hai cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc cho biết, Trung Quốc rất có thể góp phần vào quỹ cứu trợ khu vực đồng tiền chung châu Âu nhưng phạm vi tham gia sẽ phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo châu Âu có thỏa mãn một số điều kiện quan trọng của nước này hay không.

 

Theo Li Daokui, một thành viên trong ủy ban chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Yu Yonding, cựu thành viên của ủy ban này thì bất kỳ sự hỗ trợ nào của Trung Quốc đều phụ thuộc vào sự đóng góp của các nước khác và Bắc Kinh phải có được sự đảm bảo chắc chắn về an toàn đầu tư.

 

Các thị trường tài chính đã phản ứng lại với những giờ nhẹ nhõm sau khi châu Âu đạt được một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh nhằm làm dịu lại cuộc khủng hoảng nợ quốc gia kéo dài hai năm. Kế hoạch gồm thay đổi cấu trúc tài chính của các ngân hàng châu Âu, buộc các ngân hàng chấp nhận thua lỗ 50% số cổ phần nắm giữ với các khoản nợ của Hy Lạp và tăng cường hỏa lực của quỹ cứu trợ được biết đến như Quỹ ổn định tài chính châu Âu.

 

S&P 500 đã tăng 3,4%, đang trên đường đạt được mức lợi nhuận tốt nhất hàng tháng kể từ tháng 10/1974. Chỉ số FTSE tăng 4,1%, mức tăng cao nhất trong ngày kể từ tháng 5/2010.

 

Cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh với chỉ số tài chính S&P tăng 6,2% với sự dẫn đầu của các ngân hàng thương mại lớn. Đồng USD sụt giảm 1,6%, mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ tháng 5/2009 khi đồng euro tăng hơn 2% tới trên $ 1.42.

 

Giáo sư Li nói, "Giúp đỡ châu Âu cũng chính là lợi ích lâu dài và nội tại của Trung Quốc bởi vì đó là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi nhưng mối quan tâm chính của chính phủ Trung Quốc là làm thế nào để giải thích quyết định này với người dân. Điều cuối cùng Trung Quốc muốn là vứt bỏ sự giàu có của quốc gia và bị coi là một nguồn tiền câm."

 

Ông nói thêm rằng Bắc Kinh có thể yêu cầu các nhà lãnh đạo châu Âu kiềm chế chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc vốn là nguồn gốc căng thẳng thường xuyên với các đối tác thương mại. Mỹ cho rằng việc cố tình định giá thấp đồng nhân dân tệ hỗ trợ cho xuất khẩu của Trung Quốc một cách không công bằng.

 

Mặc dù có những lo lắng giữa một số nước châu Âu về việc đầu tư của Trung Quốc thì những lời bình luận cũng đem lại một sự khuyến khích cho các nhà lãnh đạo châu Âu sau hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích làm dịu lại cuộc khủng hoảng nợ quốc gia kéo dài hai năm.

 

Với 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, gần một phần tư khoản tiền này được cho rằng bằng đồng euro, Trung Quốc có thể sẵn sàng đóng góp từ 50 đến 100 tỷ USD cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu hoặc một quỹ mới được thành lập dưới sự bảo trợ của quỹ này với sự hợp tác với IMF, theo một trong những người quen thuộc với tư duy lãnh đạo của Trung Quốc cho biết. Người này nói, "Nếu các điều kiện thích hợp thì khoản tiền trên 100 tỷ USD không phải là không tưởng."

 

Thời thế càng tạo anh hùng

 

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hoan nghênh triển vọng đóng góp của Trung Quốc tới gói giải cứu khu vực châu Âu. Ông nói trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình rằng, "Sự độc lập của chúng ta sẽ không bị thách thức bởi điều này. Tại sao chúng ta không chấp nhận rằng Trung Quốc có niềm tin vào khu vực châu Âu và đặt một phần thặng dư của họ vào các quỹ hoặc các ngân hàng của chúng ta. Hay bạn muốn họ đặt khoản tiền đó vào Mỹ."

 

Klaus Regling, người đứng đầu Quỹ ổn định tài chính châu Âu, đã đến Bắc Kinh vào cuối ngày thứ Năm để thảo thuận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc liệu Trung Quốc có thể đóng góp không và đóng góp bao nhiêu. Tổng thống Sarkozy đã điện thoại cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào một vài giờ sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc để thảo luận về kế hoạch cứu trợ nhưng không có bất kỳ tuyên bố nào ngay sau đó về sự tham gia của Trung Quốc.

 

Các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý rằng Quỹ ổn định tài chính châu Âu có thể khai thác hai kế hoạch để tăng cường nguồn lực còn lại từ khoảng 250 đến 1.000 tỷ euro. Một kế hoạch có thể đem lại sự đảm bảo cho các nhà đầu tư về các khoản nợ của chính phủ được lựa chọn trong khi kế hoạch kia tạo ra một quỹ đặc biệt mà các quốc gia, ví như Trung Quốc, có thể đầu tư.

 

Một điều kiện mà phía Trung Quốc có thể yêu cầu là sự đóng góp của nước này ít nhất có một phần bằng đồng nhân đân tệ để có thể bảo vệ khoản đầu tư của mình khỏi sự biến động tiền tệ. Trung Quốc sẽ mua những trái phiếu bằng đồng euro nhưng việc thanh toán lại phải bồi thường cho bất kỳ sự thay đổi nào trong giá trị đồng nhân dân tệ, vốn đã được tăng giá gần 20% so với đồng euro trong ba năm qua.

 

Phản ánh sự bất ổn tại châu Âu, chủ tịch hiệp hội công nghiệp Đức cho biết ông sợ rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc có thể "xảy ra với một số chi phí chính trị." Hans-Peter Keitel cho biết, "Yêu cầu một quốc gia không thuộc khu vực đồng tiền chung giúp đồng euro có thể đem lại cho quốc gia khác quyền lực để quyết định số phận của một đồng tiền."

 

Sự quan tâm của thế giới về việc Trung Quốc có thể đóng góp như thế nào vào kế hoạch giải cứu châu Âu minh chứng cho sức ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này trên chính trường quốc tế và rất nhiều người tại Bắc Kinh tin rằng cuộc khủng hoảng đã đem lại cho nước này cơ hội thể hiện tính công dân toàn cầu và trách nhiệm tương xứng với vị thế ngày càng tăng.

 

Mối quan tâm chính của Bắc Kinh là đóng góp bao nhiêu vào gói cứu trợ châu Âu sẽ được theo dõi sát sao trong nước bởi công chúng được cung cấp đầy đủ thông tin

 

Giáo sư Yu nói, "Bất kỳ bước đi sai lầm nào trong việc giúp đỡ châu Âu đều có thể gây ra những vấn đề với công luận trong nước - người dân Trung Quốc sẽ theo dõi cẩn thận những việc làm của chính phủ mình. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng phải có một kế hoạch rõ ràng về những điều phải làm và họ phải cho Trung Quốc thấy họ có quyết tâm chính trị cũng như sự ủng hộ của người dân; nếu lúc nào chúng tôi cũng thấy các cuộc biểu tình và sự hỗn loạn thì Trung Quốc sẽ không tự tin vào khả năng chính trị của châu Âu".