Tổng thống Putin cần giải cứu “cánh tay đắc lực” của chính mình

Tổng thống Putin cần giải cứu “cánh tay đắc lực” của chính mình

(ĐTCK) Trong nhiều năm, Tổng thống Vladimir Putin đã sử dụng Vnesheconombank (VEB) cho các “dự án đặc biệt”, từ sự kiện Olympic Sochi cho tới các gói hỗ trợ cho Ukraine. Tuy nhiên hiện tại, chính ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước này lại cần được giải cứu và đây có thể là khoản chi tốn kém nhất của Điện Kremlin từ trước tới nay.

VEB có mục tiêu hỗ trợ tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Nga, chẳng hạn sử dụng nguồn vốn từ chính phủ để đầu tư cho vay lãi suất thấp tại thị trường phương Tây hay trực tiếp đổ vốn vào những dự án đặc biệt.


Tổng thống Putin cần giải cứu “cánh tay đắc lực” của chính mình ảnh 1

 Tài sản của VEB tăng trưởng nhanh chóng khi vai trò của VEB được nâng cao kể từ năm 2007

Do bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm vận từ phương Tây năm ngoái, hiện tại VEB đã tạm dừng các hoạt động cho vay mới. Chi phí của gói cho vay lãi suất thấp này đã đạt tới 1,3 nghìn tỷ ruble (18 tỷ USD), theo số liệu của một số quan chức cấp cao chính phủ. Bên cạnh đó, nguồn hỗ trợ cho VEB cũng bị tổn thương do giá dầu sụp đổ buộc Nga phải cắt giảm chi tiêu.

“Chính phủ không thể để VEB tự mình đối mặt với các thách thức được tạo ra bởi tình trạng tài chính và kinh tế của quốc gia, vốn đang chịu tổn thương trực tiếp từ các lệnh cấm vận và giá dầu sụp đổ”, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo VEB trong ngày 22/12.

Trong suốt 8 năm qua, VEB đã đầu tư hàng tỷ USD và các lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng khi giá dầu vẫn ở mức đỉnh và hoạt động tín dụng tại thị trường quốc tế còn dễ dàng. Tuy nhiên, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh cấm vận lên Nga trong năm 2014, khiến VEB bị hạn chế khả năng tham gia vào thị trường tài chính quốc tế.

Như vậy, VEB vừa bị chặn nguồn cung tiền, vừa không còn khả năng tham gia vào các thị trường tài chính. Chưa kể tới việc, đồng ruble sụt giảm mạnh khiến VEB chịu thiệt hại tới 16 tỷ USD đối với các khoản cho vay bằng đồng ruble.

Các khoản chi cho Olymic mùa đồng Sochi tại Nga lên tới 50 tỷ USD, biến đây trở thành một trong những sự kiện thể thao đắt đỏ bậc nhất và đồng thời cũng là một trong những món nợ lớn của VEB. Theo kế hoạch, VEB sẽ thu lại tiền chủ yếu bằng các hoạt động kinh doanh tư nhân, tuy nhiên, VEB chịu tổn thương khi số tiền thu về từ khách sạn, khi nghỉ dưỡng và các dự án khác là khá ít ỏi so với chi phí.

Tổng thống Putin cần giải cứu “cánh tay đắc lực” của chính mình ảnh 2

 VEB đang bắt đầu báo cáo thua lỗ với các khoản nợ xấu khổng lồ

Theo Karen Vartapetov, chuyên gia phân tích tại Standard & Poor’s, cứ mỗi năm trôi qua, VEB càng ít chứng tỏ khả năng của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế, thay vào đó là sử dụng quá nhiều ngân sách cho các dự án. Tương lai mà Chính phủ Nga phải trả các khoản nợ của VEB đang đến rất gần.
Tin bài liên quan