Khí đốt từ Nga giữ hơi ấm tại Thổ Nhĩ Kỳ

Khí đốt từ Nga giữ hơi ấm tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chia tay” Nga, nói dễ hơn làm

(ĐTCK) Hàng thế kỷ qua, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là những "đối thủ" ghét nhau ra mặt nhưng đồng thời cũng là những người hàng xóm không thể tách rời khi nền kinh tế 2 quốc gia liên hệ mật thiết với nhau.

Gần đây, xung quanh vấn đề Syria, sự bất hòa giữa 2 quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ này lại bùng nổ. 

Dưới đây là các lý do, lời “đe dọa” cắt đứt mối liên kết kinh tế với Nga của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, dễ nói hơn là làm.

Năng lượng

Gần 75% năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng được mua về từ các nhà cung cấp ngoại quốc, trong đó, Nga chiếm tới 1/5 nguồn cung năng lượng cho quốc gia này, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.

Công ty Nga Rosatom có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm tới.

2 quốc gia cũng là đối tác chính trong dự án đường ống vận chuyển khí đốt mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép Nga vận chuyển khí đốt tới trung tâm châu Âu qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp mà không cần qua Ukraine.

Gazprom, nhà sản xuất khí gas tự nhiên lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là chủ dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ gần đây thông báo dự án này có thể bị trì hoãn, thậm chí là hủy bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác lớn thứ hai của Gazprom, sau Đức.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chia tay” Nga, nói dễ hơn làm ảnh 1

Nga là đối tác cung cấp năng lượng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ 

Thương mại

Ngay từ thế kỷ 16, hoạt động giao dịch thương mại đã rất phát triển giữa Istanbul và Moscow. Lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đưa rất nhiều mặt hàng, từ lụa cho tới đá quý sang Nga. Cho tới cuối những năm 90, mối quan hệ thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì sự cân bằng.

Năm 2004, Tổng thống Putin tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Nga trong hơn 3 thập kỷ, đánh dấu bước chuyển mới về mối quan hệ kinh tế. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hàng hóa từ Nga nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả khí đốt và dầu mỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chia tay” Nga, nói dễ hơn làm ảnh 2

 Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga và là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa Nga nhất

Những bất đồng hiện tại giữa 2 nước quanh vấn đề Syria khiến Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lời cảnh báo. Tổng thống Erdogan cho biết: “Nếu cần thiết, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua thêm khí đốt từ rất nhiều nguồn khác nhau. Nga nên suy nghĩ kỹ”. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi khá nhiều nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ bởi Iran, nhà cung cấp năng lượng chính khác của quốc gia này cũng đang gặp rất nhiều vấn đề.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chia tay” Nga, nói dễ hơn làm ảnh 3

 Các nguồn cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ

Du lịch

Bên cạnh việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải trông đợi từ các du khách Nga để giữ cho lĩnh vực dịch vụ khách sạn, khu nghĩ dưỡng của mình phát triển.

Thổ Nhĩ Kỳ là một địa điểm du lịch phổ biến đối với du khách Nga bởi mức giá rẻ, khí hậu phù hợp và không yêu cầu visa. Gần đây, lượng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ có giảm sút do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế và việc đồng rúp yếu đi.

Theo ước tính của Hiệp hội các chủ khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ, số du khách Nga có thể giảm đi 1,5 triệu người trong năm nay, dẫn tới thiệt hại khoảng 4,5 tỷ USD.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn “chia tay” Nga, nói dễ hơn làm ảnh 4

 Lượng du khách Nga tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai, chỉ sau du khách Đức

Địa chính trị

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có mối quan hệ phức tạp trong 5 thế kỷ qua, khi cả 2 quốc gia ganh đua để tạo vị thế và sự ảnh hưởng trong khu vực Caucasus và Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, vốn được coi là không được thân thiện với Nga.

Cả 2 quốc gia gần đây có sự bất đồng về vấn đề Ukraine và Cộng hòa Síp, cũng như những xung đột tại Syria hiện nay.

Tin bài liên quan